Viêm túi mật đề cập đến tình trạng viêm túi mật và ống dẫn mật, là dạng bệnh viêm nhiễm do nhiễm khuẩn, bị chất kích thích hóa học hoặc túi mật kết sỏi gây ra. Túi mật là cơ quan lưu trữ dịch mật (được tạo từ gan), khi sản phẩm phân giải từ chất béo và protein đi đến tá tràng, túi mật co rút thải ra dịch mật giúp tiêu hóa chất béo và thúc đẩy sự hấp thu các vitamin tan trong chất béo.
Viêm túi mật và sỏi mật là những bệnh
phổ biến nhất ở đường mật, cả hai cùng song hành vì có quan hệ nhân
quả. Phụ nữ béo phì trên 40 tuổi dễ bị bệnh sỏi mật hơn.
Biểu hiện viêm túi mật mãn tính là chán ăn và đầy hơi hoặc đau bụng trên (Ảnh: Adobe Stock)
Viêm
túi mật có hai dạng là viêm cấp tính và mãn tính. Biểu hiện của viêm
túi mật cấp tính là sau bữa ăn buổi tối và buổi sáng thấy đau sườn phải
(bụng trên bên phải) dữ dội và kéo dài, kèm theo phát sốt và ớn lạnh
(hoặc lạnh run), nếu tắc đường mật thì biểu hiện ra ngoài là bị vàng da.
Viêm
túi mật mãn tính biểu hiện như sốt nhẹ hoặc không sốt, thường sau khi
ăn nhiều đồ ăn giàu chất béo sẽ gây khó tiêu, có biểu hiện chẳng hạn như
ợ hơi, chán ăn kèm theo đầy hơi hoặc đau bụng trên.
Dấu hiệu ban đầu của viêm túi mật
1.
Khi viêm túi mật phát tác, hầu hết bệnh nhân bị đau bụng phía trên bên
phải hoặc ở giữa, có thể phát đến vùng dưới xương bả vai bên phải,
thường bị đau kèm theo đầy hơi kéo dài, chỉ có một số ít bệnh nhân chỉ
bị đầy hơi hoặc chỉ bị khó chịu ở bụng trên bên phải, còn như nếu bị tắc
nghẽn đường mật thì có thể bị đau quặn thắt.
2. Bệnh nhân có thể có triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, trường hợp nặng có thể nôn mửa ra dịch mật.
3.
Viêm túi mật cấp tính có thể có triệu chứng như phát sốt, ớn lạnh,
trường hợp nặng thì bị vàng da; còn biểu hiện viêm túi mật mãn tính chỉ
là sốt, hiếm thấy vàng da.
4. Khám bụng có thể thấy sưng nhẹ vùng
bụng trên bên phải, hít thở bụng khó khăn, đau xương sườn phải, căng cơ
bụng, bụng trên bên phải có thể ẩn khối u nang.
5. Nếu khắp bụng ấn vào đều thấy đau, căng cơ bụng, cần cân nhắc tình huống bị thủng túi mật hoặc viêm màng bụng cấp tính.
Hướng dẫn chế độ ăn uống
1. Cholesterol thấp
Phần
lớn lượng cholesterol dư thừa được tiết lại trong dịch mật làm nồng độ
cholesterol dịch mật tăng lên, nhìn chung lượng hấp thụ hàng ngày
<300mg là thích hợp, còn như người cholesterol máu cao ở mức nặng cần
kiểm soát trong mức 200mg. Nghiêm cấm ăn các thực phẩm giàu cholesterol
như mỡ; các nội tạng như gan, thận; não động vật; cá, cua, lòng đỏ
trứng…
2. Ăn nhiều bữa nhỏ
Ăn nhiều bữa nhỏ để giảm gánh nặng
cho hệ tiêu hóa, kích thích đường mật tiết dịch mật, bảo đảm thông suốt
đường mật, có lợi trong lưu thông các chất có khả năng gây viêm nhiễm
trong đường mật, thúc đẩy giảm nhẹ và cải thiện bệnh tật.
3. Lượng protein hợp lý
Cung cấp mỗi ngày khoảng 50 ~ 70g, hấp thu lượng protein quá dư thừa sẽ làm tăng tiết dịch mật, ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của bộ phận bị bệnh; trường hợp hấp thu quá ít cũng gây ảnh hưởng tương tự. Nên cung cấp lượng thích hợp protein chất lượng từ các sản phẩm như đậu nành, các loại cá và tôm, thịt nạc, lòng trắng trứng…
4. Carbohydrate
Cung cấp 300-350g mỗi ngày để đạt được mục đích bổ sung nhiệt lượng, tăng glycogen gan, bảo vệ tế bào gan. Nên cung cấp thực phẩm carbohydrate phức hợp là chính để hạn chế đường đơn, chẳng hạn như đường cát, glucose; đối với người bị mỡ máu cao, bệnh tim mạch vành, béo phì càng nên hạn chế các loại đường này.
5. Bổ sung đầy đủ vitamin bằng chế độ ăn uống
Vitamin A có vai trò ngăn ngừa sỏi mật, gia cố thành đường ống mật và giúp duy trì tính toàn vẹn, sửa chữa các tổn thương đường mật, bổ sung đầy đủ vitamin A sẽ tốt cho phục hồi bệnh tật đường mật. Các vitamin khác như vitamin C, vitamin E, và vitamin B cũng cần được cung cấp đầy đủ.
6. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước và đồ uống sẽ hỗ trợ pha loãng dịch mật, thúc đẩy tiết dịch mật, ngăn ngừa ứ dịch mật, có lợi cho sự phục hồi bệnh liên quan đường mật, hàng ngày nên uống 1000 ~ 1500ml là thích hợp.
Thanh Xuân/trithuc.vn