11 amazing medicinal effects of Garlic
Preventing and treating: cough; leprosy; asthma; cancer; antiseptic; disinfect open wounds; gangrene; blood pressure and cholesterol levels; lumbago; arthritis; diabetes; arteriosclerosis; thrombosis and hypertension….
"Các nhà khoa học khuyến cáo nên dùng tỏi trong thực đơn hàng ngày, từ một đến 10 tép và dùng tỏi tươi tốt hơn so với các dạng tỏi khác."
“Experts recommend daily amount of dietary garlic, from one to ten cloves, experiments show that fresh garlic is better than in supplement form.”
Tỏi từ lâu đã được con người biết đến không chỉ là đồ gia vị làm cho các món ăn thêm phần hấp dẫn và ngon miệng mà nó còn là một vị thuốc chữa bệnh kỳ diệu của thiên nhiên.
Vào thời đại Kim Tự tháp ở Ai Cập, với 15 pounds (7 kgs) tỏi sẽ mua được một người nô lệ nam khỏe mạnh lực lưỡng.
Thành phần của tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các virút gây bệnh. Tinh dầu từ tỏi giàu glucogen và aliin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D, PP, hiđrát cacbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như : iốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng.
Loại gia vị này còn giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, giàu chất chống oxi hoá giúp khôi phục hoạt động của các tế bào trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại rất nhiều bệnh tật, trong đó có cả các bệnh ung thư nguy hiểm.
Tỏi không những được sử dụng làm gia vị khi chế biến các món ăn mà nó còn làm thuốc chữa các bệnh như : đau bụng, cảm cúm, đầy bụng, khó tiêu, gan, tim mạch, thấp khớp, huyết áp, tim mạch, tiểu đường…
Trong y học, tỏi được dùng vào mục đích chữa bệnh bằng nhiều cách khác nhau như : ăn sống, chế biến lẫn với thức ăn, ngâm với rượu, ngâm với giấm… Mỗi ngày, ăn 10g tỏi sẽ giúp tăng cường khả năng giải độc cho cơ thể.
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên trước khi chế biến tỏi nên thái lát mỏng rồi để ngoài không khí 15 phút để các chất kháng sinh có trong tỏi kết hợp với oxy ngoài không khí mới tạo ra chất chống ung thư hiệu quả.
Dưới đây là cách chế biến một số bài thuốc trị bệnh từ tỏi :
1. Cảm cúm
(Flu treatment)
- Dùng tỏi sống hoặc tỏi ngâm với giấm trong vòng 30 - 40 ngày để ăn hàng ngày.
- Ép lấy nước tỏi, pha loãng với nước sạch theo tỉ lệ 1/10. Cho thêm chút muối sạch. Dùng nước này để nhỏ vào mũi từ 2 -3 lần/ngày.
2. Đầy bụng, khó tiêu
(Dyspepsia, indigestion)
- Dùng nước ép tỏi, bỏ bã, pha loãng với nước ấm để uống hàng ngày.
- Lấy 50 g tỏi xay nhỏ, ngâm với 200 ml rượu trắng trong vòng 15 ngày. Dùng rượu và bã tỏi để uống. Mỗi lần 1 thìa cà phê, 2-3 lần/ngày.
3. Ho, viêm họng
(Cough, sore throat, angina, pharyngitis, asthma)
- Tỏi bóc sạch, để nguyên tép khoảng 10g. Ngâm tỏi với giấm trong vòng 30 ngày. Dùng tép tỏi đã ngâm thái lát mỏng rồi ngậm từ 10 - 15 phút. Dùng lâu dài có thể chữa được bệnh ho mãn tính.
- Không dùng tỏi sống để ngậm vì đễ gây bỏng họng. Chỗ viêm trong họng sẽ càng nghiêm trọng.
4. Thấp khớp, đau nhức xương
(Rheumatism, arthritis, bone pain)
- Tỏi không bóc vỏ, chẻ đôi nhánh ngâm với rượu theo tỉ lệ 100 g tỏi với 200 ml nước. Ngâm kỹ trong vòng 45 - 60 ngày hoặc có thể lâu hơn. Chắt lấy nước. Dùng nước này bôi lên chỗ đau rồi xoa bóp nhẹ nhàng. Nên dùng thường xuyên, nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
5. Tiểu đường
(Diabetes)
Nên ăn ít nhất là 5g tỏi ngâm giấm mỗi ngày. Ăn liền trong vòng 1 tháng sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu một cách đáng kể.
6. Huyết áp cao, tụ huyết khối,
(Thrombosis and hypertension)
10 g tỏi ngâm giấm hoặc rượu mỗi ngày sẽ là phương thức giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Lưu ý chỉ nên ăn tỏi ngâm, không nên dùng kết hợp với rượu đã ngâm qua tỏi.
Hoặc có thể dùng 100g tỏi đã bóc sạch vỏ trộn với 100g đậu trắng, ninh nhừ với 2 lít nước sạch trong vòng 2 giờ. Dùng nước này để uống hàng ngày. Có thể ăn hạt đậu đã ninh nhừ. Nên sử dụng bài thuốc này ít nhất 2 tuần/lần.
7. Tỏi chống ung thư,
(Garlic against cancer)
Tỏi có chứa chất allium giúp ngăn ngừa các căn bệnh ung thư chết người và “tiêu diệt” sự hình thành cũng như phát triển của các tế bào gây ung thư.
Ngoài ra, trong tỏi còn có chứa alliin, chất chống oxy và một số thành phần như selenium, vitamin C, vitamin E…có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các khối ung bướu.
Ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư gan...
(Stomach cancer, lung cancer, liver cancer ...)
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành các công trình nghiên cứu, minh chứng rằng tỏi có thể tiêu diệt được các loại vi khuẩn “cư trú” trong ổ bụng và làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
- Dùng 50g tỏi và 100 quả quất tươi, ép lấy nước. Dùng nước này để uống trước mỗi bữa ăn, mỗi lần 1 thìa cà phê.
- Đun sôi 100g lá chè xanh với 500ml nước sạch. Khi sôi, cho thêm 5g tỏi đập giập, đun sôi trong 5 giây, uống nước khi còn nóng và dùng làm nước uống hàng ngày.
8. Đặc tính sát khuẩn
(Antiseptic properties)
Do có tính sát khuẩn, tỏi thường được sử dụng trong việc phòng chống và chữa trị các viêm nhiễm đường tiêu hóa và hô hấp. Người ta cũng sử dụng tỏi để tẩy ruột, phòng ngừa giun sán (giun đũa, giun kim, sán dây).
9. Giảm sưng tấy ; chữa vết thương do muỗi đốt
(Reduce inflammation; woound caused by mosquito bites)Để giảm sưng tấy do muỗi đốt, bạn có thể dùng tỏi đập giập xát lên vùng da bị tổn thương, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và sưng tấy thì sẽ giảm ngay thôi.
10. Có tác dụng giống như thuốc kháng sinh
(Garlic works similar to antibiotics)
Tỏi không chỉ là loại gia vị thông thường mà nó còn có tác dụng giống như một loại thuốc kháng sinh, làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp bạn giảm được nguy cơ mắc các chứng bệnh do vi khuẩn hay vi rút xâm nhập. Hơn thế nữa, tỏi còn là chất “xúc tác” giúp cho vết thương mau lành, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
Cũng chính bởi nhờ công dụng này mà tỏi còn được xem là một “vũ khí” hữu hiệu giúp bạn gái phòng ngừa sự xuất hiện của mụn trứng cá.
Một thành phần cơ bản trong tỏi mạnh gấp 100 lần so với hai loại kháng sinh quen thuộc trong việc đối phó với vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm Campylobacter - các nhà khoa học vừa phát hiện.
Các xét nghiệm đã cho thấy hợp chất diallyl sulphide trong tỏi có thể dễ dàng tấn công vào lớp màng nhầy bảo vệ vi khuẩn Campylobacter - lớp màng vốn khiến nó rất khó bị phá hủy.
Chất diallylsulphide không chỉ mạnh hơn nhiều so với hai dòng kháng sinh quen thuộc cerythromycin và ciprofloxacin mà nó còn có tác dụng nhanh hơn.
11. Có vai trò như một loại Viagra
(Garlic acts as a kind of Viagra)
Các bác sĩ tình dục thường khuyên những người gặp trục trặc trong vấn đề “chăn gối” nên bổ sung tỏi trong chế độ ăn uống của mình. Bởi lẽ trong tỏi có chứa những hợp chất làm tăng ham muốn trong đời sống tình dục.
12. Các công dụng khác
(Other medecinal impacts)
Tỏi còn được dùng để điều trị chứng đau họng, giảm hàm lượng cholesterol cao, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, rối loạn tiêu hoá, nhiễm trùng bàng quang, các bệnh về gan.
(theo thanhphogio)