Viêm nang lông là một căn bệnh da liễu thường gặp ở mọi độ tuổi và giới tính. Viêm nang lông hầu hết là do nhiễm khuẩn, vùng da phát triển lông thường có nguy cơ mắc bệnh, chẳng hạn trước ngực, lưng, vai, cổ, chân tay.
Nguyên nhân gây bệnh viêm nang lông là do thói quen sống, thời tiết nóng ẩm, cơ địa khác nhau. Những người dễ đổ mồ hôi, mang thai hoặc hấp thu sản phẩm có hàm lượng protein cao sẽ gây tăng tiết nhiều bã nhờn, sử dụng nhiều sản phẩm chăm sóc da làm tắc nghẽn lỗ chân lông, mặc quần áo bó sát cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Tại sao hấp thu sản phẩm có hàm lượng protein cao gây ra mụn? Chuyên gia da liễu Thái Trường Hựu giải thích: "Các chất bổ sung dinh dưỡng giàu protein thường được những người tập thể dục sử dụng phổ biến trong những năm gần đây, cơ chế gây mụn trứng cá có thể là do hấp thu nhiều protein gây ra tình trạng tăng tiết insulin và nội tiết tố trong cơ thể. Theo kinh nghiệm lâm sàng, bệnh nhân sử dụng thực phẩm bổ sung chứa nhiều protein sau 1 hoặc 2 tháng sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nang lông, xuất hiện mụn trên mặt và cơ thể. Khi ngừng hấp thu thực phẩm chứa nhiều protein và điều trị, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện sau 1 tháng".
Bác sĩ khuyến cáo, nếu bạn gặp tình trạng viêm nang lông tái phát, xuất hiện tình trạng da mưng mủ, sưng đau, nhiễm trùng khuếch tán trên phạm vi rộng thì nên đến bệnh viện khám và điều trị.
Bác sĩ Thái Trường Hựu, khoa da liễu, bệnh viện Taipei Veterans General Hospital
Những triệu chứng thường gặp của viêm nang lông là:
Nốt đỏ hoặc mụn có lông ngay chính giữa.
Mụn có thể vỡ ra và chảy máu hoặc có mủ.
Ban đỏ và nhiễm trùng da.
Cảm giác ngứa hoặc như bị bỏng.
Đau hoặc rát.
Nguyên nhân nào gây ra viêm nang lông?
Các bệnh về da như viêm da và mụn trứng cá.
Virus, kí sinh trùng, viêm do lông mọc ngược.
Bị thương do tai nạn hoặc phẫu thuật.
Nang lông bị tổn hại hoặc bị tắc nghẽn lỗ chân lông do cọ xát với quần áo hoặc cạo lông.
Nhiễm trùng lỗ chân lông do các vi khuẩn xuất hiện trên da thường là Staphylococcus aureus – đây là nguyên nhân phổ biến gây viêm nang lông.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Với những trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự khỏi sau 2 tuần. Bạn có thể tự chăm sóc tại nhà bằng cách chườm một miếng gạc ấm lên vùng da bị ảnh hưởng và sử dụng các dầu gội thuốc.
Nếu vùng da bị ảnh hưởng trở nên đỏ, sưng, nóng và đau hơn hoặc bắt đầu bị lan rộng sau 2 tuần, bạn hãy liên hệ với bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
(theo giadinh.net)