Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

Thiền định tăng khả năng miễn dịch và chống virus

Thời gian trước, Tom Hanks, ngôi sao điện ảnh người Mỹ, mắc virus viêm phổi Vũ Hán, nhưng ông đã hồi phục sau khi cách ly điều trị. Theo hãng truyền thông hải ngoại, Hank thường ngồi tĩnh tọa sau hậu trường để khắc phục sự mệt mỏi trong công việc. Ông ấy nói tĩnh tọa là “Điều cần thiết cho hậu trường của sự nghiệp diễn xuất” đối với mình. Trên thực tế, nhiều người hoạt động nghệ thuật đều có thói quen thiền định.

Tĩnh tọa có thể cải thiện chức năng não, giảm lo lắng và căng thẳng, và tăng cường hệ thống miễn dịch. (Ảnh: minghui.org)

Khả năng thoát khỏi sự tấn công của virus nguy hiểm của Hank có liên quan đến thói quen tĩnh tọa thường ngày của ông ấy. Nhưng các nhà khoa học thực sự đã phát hiện ra rằng ngồi thiền có thể cải thiện chức năng não, giảm lo lắng và căng thẳng, đồng thời tăng cường hệ thống miễn dịch.

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng tĩnh tọa có thể cải thiện khả năng miễn dịch và gây ra 4 thay đổi trong cơ thể.

Sau đây là một số nghiên cứu khoa học về thiền định nhằm cải thiện khả năng miễn dịch:

I. Thiền định có thể tăng cường kháng thể

Năm 2003, tạp chí “Y học thân tâm” phát hiện ra rằng tĩnh tọa có thể tăng cường chức năng miễn dịch của kháng thể. Các nhà nghiên cứu đã chia các đối tượng khỏe mạnh thành hai nhóm. Một nhóm (25 người) tham gia khóa thiền 8 tuần và nhóm còn lại (16 người) là nhóm đối chứng không tham gia thiền.

Sau 8 tuần, các nhà nghiên cứu đã tiêm vắc-xin cúm cho hai nhóm và thử nghiệm kháng thể của họ. Kết quả là, nồng độ kháng thể được tạo ra bởi những người ngồi thiền cao hơn đáng kể so với người không ngồi thiền.

II. Thiền định có thể tăng cường hoạt động telomerase và giảm viêm

Một báo cáo năm của Viện Khoa học New York năm 2016 đã chỉ ra rằng tĩnh tọa có ba tác dụng đối với hệ thống miễn dịch:

  1. Tăng cường hoạt động của telomerase (một enzyme có khả năng kéo dài điểm cuối của nhiễm sắc thể và ngăn chúng khỏi bị mòn – gây ra giết chết tế bào). Telomerase mạnh giúp củng cố và ngăn ngừa sự thoái hóa của nhiễm sắc thể. Thoái hóa nhiễm sắc thể dễ gây ung thư và lão hóa nhanh.
  2. Giảm đáng kể chỉ số viêm. Mức độ viêm cao thường liên quan đến chức năng miễn dịch suy yếu và bệnh tật.
  3. Tăng số lượng tế bào CD4. Tế bào CD4 là các tế bào trợ giúp của hệ thống miễn dịch. Chúng có trách nhiệm gửi tín hiệu để báo cho các tế bào miễn dịch khác loại bỏ nhiễm trùng. Đây được gọi là “miễn dịch qua trung gian tế bào”, vì vậy tĩnh tọa có thể tăng cường phản ứng miễn dịch này.

III. Tĩnh tọa có thể tăng chiều dài telomere và ngăn ngừa bệnh tật

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Ung thư Tom Baker ở Canada cho thấy tĩnh tọa có thể kéo dài telomere của bệnh nhân ung thư.

Các nhà khoa học tin rằng chiều dài của telomere là một chỉ số cho sức khỏe tốt. Các telomere ngắn hơn có liên quan đến bệnh tật và lão hóa, trong khi telomere dài hơn có thể ngăn ngừa bệnh tật.

Các nhà nghiên cứu đã chia 88 bệnh nhân ung thư vú thành một nhóm ngồi tĩnh tọa và một nhóm đối chứng. Nhóm tĩnh tọa tham gia khóa thiền 8 tuần. Họ tập luyện cùng nhau 90 phút mỗi ngày và về nhà tự tập trong 45 phút. Nhóm đối chứng thực hiện liệu pháp biểu hiện cảm xúc và gặp nhau trong 90 phút mỗi tuần, để mọi người nói chuyện cởi mở về mối quan tâm của họ và cảm xúc bên trong, từ đó ủng hộ lẫn nhau.

Ba tháng sau, các nhà nghiên cứu đã so sánh phân tích máu của các đối tượng trước và sau thí nghiệm. Kết quả cho thấy các telomere của nhóm tĩnh tọa trở nên dài hơn, trong khi các telomere của nhóm đối chứng trở nên ngắn hơn.

IV. Thiền định có thể tăng cường bạch cầu trung tính và kéo dài tuổi thọ tế bào

Năm 2000, các nhà miễn dịch học tại Viện nghiên cứu Scripps ở Hoa Kỳ đã nghiên cứu khả năng miễn dịch của các học viên Pháp Luân Công, nhóm khí công lớn nhất ở Trung Quốc. Họ đã thử máu của 17 học viên và thấy rằng bạch cầu trung tính của họ hoạt động nhiều và lâu hơn người bình thường. Các tính năng chính như sau:

  1. Bạch cầu trung tính có nhiều thùy hạt nhân, lên tới 7 hoặc 8 thùy, người bình thường có từ 3 đến 5 thùy. Một điểm khác biệt nữa là các thùy tương đối hoàn chỉnh. Thùy của người bình thường hầu hết được kết nối và hiếm khi tách biệt hoàn toàn. Từ những đặc điểm thùy này, có thể thấy rằng tuổi thọ của các tế bào máu của một học viên dài hơn nhiều so với một người bình thường.
  2. Thời gian tồn tại trong ống nghiệm của bạch cầu trung tính dài hơn và tuổi thọ trong ống nghiệm của chúng dài tới 60 giờ, so với 2 đến 3 giờ ở người bình thường.
  3. Các phiến kính của bạch cầu trung tính có độ bám dính mạnh, hơn nữa còn có thể được duy trì trong 12 giờ ở nhiệt độ trong phòng mà không giảm. Điều này có nghĩa là bạch cầu trung tính của các học viên hoạt động khá mạnh.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng tĩnh tọa hoặc luyện công sẽ làm chậm nhịp tim, tuần hoàn và trao đổi chất, có thể kéo dài tuổi thọ của các tế bào, dẫn đến sự xuất hiện của các tế bào hạt nhân đa bào già. Ngoài ra, luyện công sẽ sản sinh ra vật chất cao năng lượng, được lưu trữ trong các tế bào, có thể là lý do cho sự gia tăng hoạt động của bạch cầu trung tính

Thiền định như thế nào?

Thiền định nâng cao cần chú ý đến tư thế và tập trung vào việc đề cao tâm tính. Hình ảnh cho thấy bài công pháp thứ năm thiền định Pháp Luân Công. (Ảnh: minghui.org)

Nói một cách đơn giản, thiền là tĩnh tâm lại, để cơ thể được thả lỏng. Thiền định nâng cao cần chú ý đến tư thế và tập trung vào việc đề cao tâm tính.

1. Tư thế thiền

Có nhiều phương pháp thiền định trên thế giới, các môn phái khác nhau có các tư thế thiền khác nhau, nhưng về cơ bản, thiền có thể được chia thành hai phương pháp tĩnh tọa là đơn bàn và song bàn. Ông Hồ Nãi Văn nói rằng, đối với nam, đơn bàn là kéo chân trái và vắt chéo nó đặt lên trên chân phải, trong khi song bàn là tiếp tục kéo chân phải lên và đặt nó lên chân trái đã đặt trên chân phải; Quy tắc ngồi của phụ nữ lại trái ngược với nam giới.

Đối với những người mới tập thiền, nếu họ không thể ngồi song bàn, trước tiên họ có thể ngồi đơn bàn, và tiếp tục luyện song bàn sau khi đã thích nghi.

2. Phương pháp nhập định

Nhiều người có thể thấy rằng ngồi đó mà không làm gì và nghĩ gì là việc quá khó, căn bản không thể tĩnh lại được. Đó là do hầu hết mọi người chỉ quen với việc liên tục suy nghĩ trong cuộc sống hàng ngày, rất hiếm khi “trống rỗng” hoặc “ngừng suy nghĩ”. Vì vậy khi muốn tĩnh lại, bạn sẽ vẫn liên tục nảy ra những suy nghĩ khác nhau, mà không thể áp chế chúng.

Ông Lí Ứng Đạt, giám đốc phòng khám y Trung Y Từ Hàng, đã tu luyện Pháp Luân Công 18 năm và luôn có thói quen ngồi thiền. Ông nói rằng ngồi thiền không thể nhập tĩnh ngay từ đầu. Khi mới ngồi thiền, ông thường “suy nghĩ lung tung”. Sau một thời gian dài tu luyện, ngoài việc luyện công và ngồi thiền, điều quan trọng hơn là chú trọng vào việc đề cao tâm tính, tu chính từng ý niệm của mình theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Dần dần, những tạp niệm trong tâm sẽ giảm xuống, và từng bước đạt đến trạng thái nhập định.

3. Dưỡng thành thói quen ngồi thiền

Chỉ khi thiền định thường xuyên, người ta mới thấy rõ hiệu quả. Ngồi thiền thời gian ngắn nhưng thường xuyên tốt hơn nhiều so với việc thỉnh thoảng ngồi thiền. Do đó, điều quan trọng là hãy coi tĩnh tọa như một thói quen hàng ngày và dưỡng thành thói quen vô cùng quan trọng này.

(theo trithucvn)