Khi có động đất, mặt đất nứt toác, lửa cháy ngùn ngụt nhưng có những người vẫn may mắn thoát nạn. Có một gia đình nọ muốn đi thuyền, nhưng đứa trẻ khóc lóc gào thét, nhất định không chịu lên thuyền. Sau khi thuyền gặp nạn, mọi người mới vỡ lẽ, thì ra tất cả sự việc đều có nguyên do. Trên đời có nhiều trường hợp như vậy, khi kiếp nạn xảy ra, luôn có những người may mắn thoát nạn…

Đất sụt nứt, tại sao có người thoát nạn?

Năm Dân Quốc thứ 3 (năm 1914), 4 huyện trực thuộc phủ Đại Lý đã xảy ra động đất, trong đó khu nội thành Đại Lý là thảm họa lớn nhất: nhà cửa, tường thành đều sụp đổ, chỉ có bảo tháp trong chùa là không đổ, vẫn đứng sừng sững như cũ.

Khi động đất đang rung lắc kịch liệt, có một số nơi, mặt đất xuất hiện những vết nứt lớn, từ vết nứt phun ra ngọn lửa, cháy lan ra ngoài. Mọi người kinh sợ tranh nhau chạy thoát thân. Có người đất dưới chân nứt toác, và rơi vào trong vết nứt, vừa định ngoi lên thì mặt đất lại nứt tiếp cuốn theo người đó xuống lòng đất. Những người không kịp chạy thoát thân như thế có người bị gãy lưng, gẫy chân tay, có người chỉ thò ra cái đầu trên mặt đất. Giống như cảnh tượng rơi vào địa ngục, thê thảm không dám nhìn. Trong thành có mấy nghìn hộ dân không may gặp nạn, số nhà may mắn thoát nạn chỉ có vài hộ.

Khi đó có hai cửa hiệu vàng bạc, một cửa hiệu là Vạn Xương của nhà họ Triệu, một cửa hiệu là Trạm Nhiên của nhà họ Dương. Khi xảy ra động đất, ngọn lửa cháy lan đến cổng hai nhà này thì tự động tắt. Nhân khẩu hai nhà này mỗi nhà có 10 người, tất cả đều bình yên vô sự.

Mọi người đều biết, hai nhà họ Triệu, Dương đã nhiều đời kế thừa gia phong vui làm việc thiện, thích thí xả, hơn nữa lại rất kính trọng Phật môn. Trong cuộc sống hiện thực, người trong hai gia đình này đều tu tâm tích đức ước thúc bản thân, không làm tổn hại người khác.

Khi xảy ra động đất, ngọn lửa cháy lan đến cổng hai nhà này thì tự động tắt. Hai nhà này mỗi nhà có 10 người, tất cả đều bình yên vô sự. (Ảnh: Shutterstock).

Đứa trẻ khóc lóc gào thét không chịu lên thuyền, thì ra nó đã nhìn thấy…

Năm Dân Quốc thứ 12 (năm 1923), Trần Tiểu Phủ dẫn 30 người thân quyến chuẩn bị đi đến chùa Quán Âm ở Côn Minh lễ Phật. Mọi người đến Đại Quan Lâu để đi thuyền. Tuy mọi người đều đã lên thuyền hết rồi, nhưng cháu nội của Trần Tiểu Phủ lại khóc lóc gào thét, nhất định không chịu lên thuyền, hơn nữa lại có vẻ vô cùng hoảng sợ.

Trần phu nhân dắt tay nó, nó vẫn nhất quyết kháng cự, khóc lóc không chịu lên thuyền. Trần Tiểu Phủ thương cháu nội, thấy nó kêu khóc như vậy thì thực sự không biết làm thế nào nữa, cả nhà đành phải xuống thuyền lên bờ.

Trong khi đứa trẻ vẫn còn đang khóc lóc thì thuyền rời bến. Thuyền đi được khoảng nửa dặm thì mọi người bỗng thấy đáy thuyền trồi lên, cả con thuyền bất ngờ lật úp trong dòng nước, hết thảy những người trên thuyền đều chết đuối.

Trần Tiểu Phủ trở về đến nhà và hỏi cháu nội: “Tại sao cháu không lên thuyền?

Đứa trẻ nói: “Cháu thấy ở bên thuyền có người khổng lồ đang đứng, mặt xanh nhe răng, tay cầm chiếc đinh ba, tướng mạo rất hung dữ. Cháu sợ quá không dám lên thuyền“.

Cả nhà họ Trần nhờ đó mà thoát nạn. Trần gia vốn xưa này luôn thành kính, tín tâm với Phật Pháp, hoặc có thể do gia đình họ thường ngày thực hiện những lời Phật dạy, tu trì giữ giới, nên mới có thể được bảo hộ thoát khỏi kiếp nạn.

Thuyền đi được khoảng nửa dặm thì mọi người bỗng thấy đáy thuyền trồi lên, cả con thuyền bất ngờ lật úp trong dòng nước, hết thảy những người trên thuyền đều chết đuối. (Ảnh qua kenhthoitiet.vn).

Quân Nhật oanh tạc Quảng Châu, người bạn đã chết báo tin giúp gia đình họ Hứa thoát khỏi kiếp nạn

Mùa hè năm Dân Quốc thứ 27 (năm 1938), một hôm có mấy chục chiếc máy bay của Nhật đột nhiên xâm phạm và oanh tạc Quảng Châu. Nhà cửa trong thành phố dường như đều bị biến thành thành đống hoang tàn đổ nát, người dân chết và bị thương nhiều vô kể.

Đến khi tình hình lắng lại, báo chí có đăng một tin rằng có hai người họ Lý và họ Hứa vốn là đồng nghiệp. Sau khi ông Lý qua đời, ông Hứa giúp đỡ an táng bạn, lại giúp chăm sóc vợ và đứa con nhỏ của bạn, giống như chăm sóc người trong gia đình. Cứ như thế đã trải qua hơn 10 năm trời.

Một hôm ông Hứa đang đi trên đường thì bỗng gặp ông Lý. Ông Lý nhiệt tình mời ông Hứa đi đến một quán rượu uống mấy chén. Ông Hứa thầm nghĩ, ông Lý đã qua đời từ lâu rồi, sao lại có thể đến được nơi đây?

Ông Lý dường như cảm nhận được sự lo lắng của bạn nên đã từ tốn nói:

Ông không nên sợ. Nhờ ân đức của ông mà vợ và con trai tôi mới được sống đến ngày nay. Tôi cảm ơn ân đức của ông đã lâu rồi. Không lâu nữa, ở đây sẽ xảy ra biến cố rất lớn, nơi ở của ông cũng sẽ gặp tai họa. Tôi đang phụng mệnh ghi chép sổ sách, thật may mắn là ông và người nhà của ông đều không có tên trong sổ sách đó. Vì thế tôi đến để báo cho ông biết, ông hãy nhanh chóng rời khỏi nơi này để được bình an“.

Giúp đỡ vợ con của ông Lý trong suốt 10 năm, ông Hứa có lẽ đã tích đại đức, nhờ vậy mà được ông Lý nhắc nhở tránh kiếp nạn tai ương khi quân Nhật xâm lược. (Ảnh: Shutterstock).

Ngoài ra, ông Lý còn tặng ông Hứa một khoản tiền để báo đáp, tạ ơn.

Ông Lý căn dặn nhiều lần rồi quay người ra đi, đi rất nhanh, như cơn gió, nháy mắt đã biến mất. Ông Hứa tuy bán tín bán nghi nhưng vẫn đưa toàn bộ gia đình đến sinh sống ở nơi khác. Không lâu sau thì xảy ra sự kiện không kích của quân Nhật như đã nói ở trên. Nhà ở trước kia của ông Hứa bị bom phá tan tành.

Đại hòa thượng Hư Vân biết được sự việc này bèn nói: “Việc sống chết, thực sự không phải là ngẫu nhiên. Nhưng quỷ cũng biết báo đáp ân tình. Báo ứng rất nhanh, như tiếng vọng hồi đáp lại, khiến con người tin tưởng rõ ràng là quả báo không hư giả”.

Theo NTDVN/songdep