Dịch từ “7 Habits to Reduce Your Risk of Stroke - Constance Sommer -September 21, 2022”
Ngay cả khi di truyền ( genetics) khiến bạn có nguy cơ bị đột quỵ (stroke), bạn có thể giảm đáng kể khả năng bị đột quỵ bằng cách lựa chọn một vài lối sống lành mạnh. Đó là phát hiện của một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (American Heart Association=AHA)
Tiến sĩ Myriam Fornage -- một tác giả của bài báo trên và là giáo sư tại Trung tâm Di truyền thuộc Trung tâm Khoa học Y tế, Đại học Texas, Houston -- cho biết những người duy trì một sức khỏe tim mạch tốt qua chương trình Life’s Simple gồm 7 điều sau đây:
1. Ngừng hút thuốc
2. Ăn uống lành manh
3. Hoạt động
4. Giảm cân
5. Quản lý huyết áp
6. Kiểm soát cholesterol
7. Giảm lượng đường trong máu
có triển vọng cắt giảm nguy cơ bị đột quy môt cách đáng kể
Nghiên cứu nói trên --được công bố ngày 20/7-- đã theo dõi trong khoảng 28 năm ,11.568 người bắt đầu từ khi họ ở tuổi 45 (và không bị đột quỵ). Chỉ hơn một nửa số người tham gia (56 phần trăm) là phụ nữ và chỉ dưới một phần tư (23 phần trăm) là người Da đen.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người tham gia nghiên cứu nói trên có nguy cơ đột quỵ do di truyền ( genetic risk of stroke) và không tuân theo 7 điều của chương trình Life’s Simple có nhiều khả năng bị đột quỵ nhất.
Nhưng trong số tất cả các cấu hình nguy cơ di truyền - thấp và cao - những người theo chương trình Life’s Simple có nguy cơ đột quỵ thấp hơn từ 30 đến 43% so với những người không tuân theo chương trình này. Điều đó tương ứng với gần sáu năm sống thêm không bị đột quỵ
Theo bác sĩ Cheryl Bushnell-- một nhà thần kinh học tại Trường Y Đại học Wake Forest , người không tham gia vào nghiên cứu trên -- thì "Nghiên cứu này cho thấy rằng nguy cơ bị đột quỵ giảm một cách đáng kinh ngạc nếu bạn có một lối sống lành mạnh, bất kể tình trạng di truyền của bạn "
Nghiên cứu cho thấy việc giảm nguy cơ đột quỵ cũng có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chẳng hạn như nó có thể giúp bảo vệ não của bạn, vì đột quỵ là một trong những yếu tố nguy cơ mạnh nhất liên quan đến chứng sa sút trí tuệ (dementia). Tiến sĩ Fornage nhấn mạnh “Khi bạn tuân theo các hướng dẫn tốt cho tim mạch nêu trên thì về cơ bản bạn duy trì đươc sức khỏe não bộ và cũng làm tốt cho tim nữa”
Bác sĩ Bushnell trích dẫn số liệu thống kê từ báo cáo Thống kê Bệnh tim và Đột quỵ hàng năm của AHA cho biết trên toàn quốc có khoảng 10% dân số trên 50 tuổi tức 7,6 triệu người đã bị đột quỵ vào một thời điểm nào đó trong đời của họ. Nhưng bà lưu ý là rủi ro bị đột qụy tăng “đáng kể” theo tuổi tác: 2,5% người lớn từ 40 đến 59 tuổi bị đột quỵ, so với 6% cho độ tuổi 60 đến 79 và 13% cho những người trên 80 tuổi.
Về việc có bao nhiêu người có nguy cơ bị đột quỵ do di truyền (genetic risk of stroke) thì bác sĩ Bushnell cho biết “đó là một điều khó trả lời,” và, đồng thời cho biết thêm rằng các nhà nghiên cứu đã xác định được 32 gen riêng biệt liên quan đến đột quỵ
Tuy nhiên, điều thú vị là phần lớn các gen này có liên quan đến một số yếu tố khác, như huyết áp hoặc cholesterol. Nói cách khác, lối sống giữ một vai trò trong việc gây ra đột quỵ, ngay cả đối với những người có khuynh hướng bị đột quy do di truyền.
Tác hại của đột quỵ
Tuy nhiên, khi một cơn đột quỵ xảy ra, nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. “Đó thường ra là tình trạng tàn tật lâu dài, nhưng cũng có thể là tử vong.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) thì trên thực tế, đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật lâu dài ở Hoa Kỳ. Bác sĩ Bushnell nói rằng tác hại của đột quỵ phụ thuộc vào loại đột quỵ và phần não bị ảnh hưởng.
Đôi khi đột quỵ tấn công thị lực hoặc khiến người bệnh bị ngứa ran ( tingling) hoặc suy yếu (weakness). Một số người, sau cơn đột quỵ, sẽ nuốt khó khăn, hoặc có vai bị đơ cứng và co thắt ở tay chân yếu. “Đó không phải là điều mà bất kỳ ai cũng muốn phải giải quyết lâu dài,”
Và cơn đột quỵ đầu tiên có thể gây ra nhiều biến chứng hơn, vì lúc này người bệnh thường di chuyển ít hơn, có thể dẫn đến nhiễm trùng, bệnh tim và nhiều cục máu đông hơn. Bác sĩ Bushnell nói: “Bị đột quỵ là một sự kiện thay đổi cuộc đời".
Mức độ nghiêm trọng của khuyết tật do đột quỵ gây ra phụ thuộc vào một số yếu tố:
• Đột quỵ tồi tệ tới mức nào khi xẩy ra
• Đột quỵ xẩy ra lần đầu tiên khi nào
• Tuổi của bệnh nhân khi bị đột quỵ
• Bệnh nhân có được điều trị thích hợp hay không và nếu có thì nhanh chóng như thế nào
Bác sĩBushnell nói : “ Ví dụ, một bệnh nhân có thể bị đột quỵ rất nặng gây tê liệt một bên cơ thể. Nhưng nếu bệnh nhân hoặc ai đó ở gần bệnh nhân phát hiện ra sớm và đưa họ đến bệnh viện kịp thời và nếu cục máu đông nằm trong khu vực mà bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ, thì đôi khi " điều kỳ diệu sẽ xẩy ra : máu sẽ lưu thông trở lại và trong vòng một hoặc hai ngày, bệnh nhân sẽ cử động được cánh tay và nói đươc trở lại.”
Để phát hiện các dấu hiệu đột quỵ, hãy nhớ B.E.F.A.S.T.
Theo bác sĩ Bushnell thì, vì thời gian là điều cốt yếu, mọi người nên biết cách phát hiện ra những cơn đột quỵ khi chúng xảy ra dựa vào từ viết tắt BE FAST.
B là thăng bằng (Balance): bệnh nhân không giữ đươc thăng bằng
E là mắt (Eye): bệnh nhân nhìn đôi, nhìn mờ hoặc mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt mà không bị đau
F là khuôn mặt (Face): Khuôn mặt bệnh nhân bị sụp xuống hoặc tê liệt. (Gợi ý: hãy yêu cầu bệnh nhân mỉm cười)
A là cánh tay (Arm): Bệnh nhân cảm thấy một cánh tay bị tê ( Gợi ý: hãy yêu cầu bệnh nhân giơ cánh tay lên để xem cánh tay có bị trĩu xuống không)
S là nói (Speech): Bệnn nhân nói ngọng, khó tìm ra từ, hoặc không hiểu những gì người khác nói
T là thời gian (Time): Nếu ai đó có những triệu chứng trên thì đã đến lúc phải gọi cấp cứu (911 tại Hoa kỳ). Ngoài ra, hãy ghi nhớ thời gian đột quỵ xảy ra, vì điều đó sẽ giúp nhân viên y tế cấp cứu biết phương pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân
NBN tintuccaonien