Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2022

Cách chữa viêm họng hữu hiệu vào mùa đông

Viêm họng là một căn bênh phổ biến trong mùa đông và rất dễ bị mắc phải. Chỉ một chút sơ suất khi không giữ đủ ấm khi ra đường thì bạn có thể bị viêm họng ngay lập tức.



1. Biểu hiện của bệnh viêm họng

  • Người bệnh cảm thấy đau rát họng, gặp khó khăn khi nuốt, sốt và thường xuyên nhức đầu.
  • Viêm họng còn đi kèm với một vài triệu chứng như cảm lạnh, sốt, buồn nôn, đau mình mẩy, sưng amiđan và nổi hạch ở cổ...
  •  

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm họng

Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng, phần lớn do virút (80%) như adeno, rhino, virút hợp bào đường thở, cúm, sởi... Số còn lại do vi khuẩn gây ra như liên cầu, tụ cầu, phế cầu, H. Influenzae... Nguy hiểm hơn cả là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm ASEAN vì đây là loại dẫn đến biến chứng viêm họng gây thấp tim, viêm khớp, viêm thận.

Ngoài ra, các yếu tố như thay đổi thời tiết, lạnh, ẩm, bụi, khói thuốc, rượu, khí thải hoá chất cũng gây viêm họng.

3. Biện pháp phòng tránh bệnh viêm họng trong mùa đông

  • Giữ ấm cơ thể: Nhiệt độ thấp kèm với độ ẩm cao khiến cơ thể rất dễ bị cảm lạnh dẫn đến viêm họng, viêm nhiễm các xoang. Giữ ấm cho cơ thể bằng cách mặc quần áo đủ ấm; ăn uống nóng. Cần chăm sóc trẻ chu đáo, tránh nhiễm lạnh do mưa, mặc đủ ấm, đi tất, quàng khăn giữ ấm, tránh gió lạnh...

Lưu ý không mặc quá nhiều quần áo cho trẻ vì mặc quá nóng có thể làm cho trẻ ra mồ hôi khiến trẻ ngấm mồ hôi dễ dẫn đến nhiễm lạnh. Mùa đông, thời tiết lạnh, vì thế không nhất thiết phải ngày nào cũng tắm cho trẻ. Hàng ngày, chỉ cần lau sạch cơ thể với nước ấm. Một tuần bạn có thể tắm cho trẻ 2 lần. Khi tắm cho trẻ, nhất thiết phải tắm bằng nước ấm, trong phòng kín gió.

Khi có việc ra ngoài đường, nên hạn chế tiếp xúc không khí lạnh bằng việc đeo khẩu trang, vừa có tác dụng ngăn ngừa bụi bẩn vừa có tác dụng ủ ấm cho đường hô hấp trên. Giữ ấm cho tai cũng rất quan trọng.

  • Bổ sung dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng của cơ thể chống đỡ với bệnh. Cung cấp đủ các chất đạm, bổ sung vitamin, ăn nhiều trái cây, rau xanh.
  • Vệ sinh ăn uống: Cần vệ sinh ăn uống, ăn nóng, không ăn các thức ăn ôi thiu. Vệ sinh răng miệng thường xuyên cho trẻ để tránh nhiễm khuẩn. Rửa tay sạch sẽ, không cho trẻ mút tay, ngoáy mũi. Cần tiêm phòng cho trẻ đầy đủ theo chương trình quy định. Khi trẻ sốt liên tục hoặc kéo dài kèm theo có triệu chứng nặng hơn phải kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tránh để bệnh tiến triển gây biến chứng nguy hiểm.
  • Vệ sinh họng, răng, miệng hàng ngày: bằng cách đánh răng, súc họng bằng nước muối loãng.
  • Cần đeo khẩu trang khi ra đường: để tránh khói bụi, ô nhiễm.
  • Tránh uống nước quá lạnh hoặc quá nóng, hạn chế ngậm kẹo hay ăn kem.
  • Với phòng ngủ, cần thoáng mát nhưng không được có gió lùa, nếu có điều hòa nhiệt độ thì nên giữ ở mức nhiệt độ mát mẻ dễ chịu, khoảng 28oC.
  • Tập thói quen uống nhiều nước, hoạt động thể chất, đánh răng sau mỗi bữa ăn, rửa tay trước khi ăn và rửa tay sau khi đi vệ sinh.
  • Khi mắc bệnh về răng, miệng, xoang, mũi... cần điều trị dứt điểm, tránh để mầm bệnh tồn tại và lây lan gây viêm họng.
  • Khi viêm họng có chỉ định điều trị, cần thực hiện nghiêm túc, uống thuốc theo toa, đúng phác đồ kháng sinh được kê toa.
  • Uống đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian, không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị vì điều trị không đúng sẽ để lại tình trạng kháng thuốc, làm cho điều trị sau này gặp nhiều khó khăn.
  • Hít các sản phẩm có chứa tinh dầu bạc hà cũng rất có ích. "Việc đó sẽ giúp thông tắc mũi nhờ gây ra cảm giác mát lạnh trong mũi, đồng thời giảm các triệu chứng viêm họng và ho nhờ tác dụng gây tê tại chỗ".
  • Một số loại mật ong cũng có thể chống lại các viêm nhiễm ở cổ họng, do có chứa chất hydro peroxid tự nhiên với những đặc tính kháng khuẩn. Cho trẻ em uống mật ong trước khi đi ngủ tối còn có tác dụng ức chế các cơn ho ban đêm hiệu quả hơn dược chất dextromethorphan thường xuất hiện trong những loại syro ho bán phổ biến ngoài hiệu thuốc
  •  
4. Phòng tránh lây nhiễm viêm họng
  • Nhiều người lầm tưởng rằng, viêm họng là bệnh không lây. Song trên thực tế, nó là bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu ai đó xung quanh bạn đang bị viêm họng thì cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với họ và rửa tay thường xuyên.
  • Nếu bị viêm họng, bạn cũng nên rửa tay thường xuyên nhằm hạn chế sự lây lan của vi khuẩn khi bạn dùng tay che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.

 

5. Chữa viêm họng như thế nào

 

  • Cắt chanh thành lát, trộn với muối hạt ngậm khi mới viêm họng.
    • Phần lớn người bị viêm họng được điều trị bằng các loại kháng sinh, hạ sốt và giảm đau kết hợp với thuốc khử trùng họng. Nếu bác sĩ kê kháng sinh thì người bệnh nhất thiết phải tuân thủ theo. Và ngay cả khi những triệu chứng của bệnh viêm họng đã dứt bạn cũng không nên dừng thuốc mà hãy tiếp tục uống một thời gian nữa nhằm tạo ra kháng khuẩn chống tái phát bệnh như thế mới mong chữa viêm họng hiệu quả.
    • Mật ong: Cách 1: Ăn trực tiếp vài thìa mật ong để giảm đau và ngứa ngáy cổ họng. Cách 2: Lấy 1 cốc nước ấm và vài thìa mật ong pha với nhau theo tỉ lệ 1:3 (tức là 3 nước ấm + 1 mật ong). Uống vào mỗi buổi sáng khi vừa ngủ dậy sẽ giúp cổ họng thoải mái, giảm đau. Cách 3: Ngâm 10g đông trùng hạ thảo sấy khô cùng 100-200ml mật ong rừng nguyên chất. Sau 7 ngày có thể sử dụng, mỗi lần dùng từ 10-15ml pha cùng nước ấm 70 độ.
    • Xúc miệng với cola cũng rất hiệu quả vì các-bon-nát trong coca sẽ giúp làm sạch đờm trong họng.
    • Nước súc miệng chứa hydrogen peroxide sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm họng.
    • Ngậm quất kèm theo muối vừa giúp cổ họng được sát trùng vết thương, vừa giúp quá trình hồi phục những viêm sưng được diễn ra nhanh chóng. Cách chữa viêm họng này có thể áp dụng tại nhà đem lại những tác dụng tốt cho người bị viêm họng.
    • Những ngày lạnh nên ăn cháo nóng nhiều hành, tía tô, hạt tiêu sẽ tiêu diệt được vi khuẩn vùng họng.
    • Để trị ho, chữa viêm họng, nên lấy lá tía tô tươi nghiền lấy nước uống. Hoặc nấu lá tía tô với rễ cây cát cánh. Ngoài ra có thể dùng lá tía tô xanh, rễ tía tô phơi khô trong bóng râm nấu cháo với gạo nếp rang, vỏ quýt để trị ho, viêm họng.
    • Nếu khản tiếng, mất tiếng dùng nước củ cải tươi giã hoặc ép lấy nước uống (cho thêm nước giá đậu xanh càng tốt). Nếu không sợ mùi tỏi thì phối hợp với tỏi cũng tốt. Ngoài ra ăn nho ta cả vỏ, uống nước quả lê sẽ hết khản giọng.
    • Có thể bạn không tin nhưng các đồ uống nóng, kích thích như cà phê, nước gừng lại có công dụng vô cùng hiệu quả trong việc chữa viêm họng. Tính nóng của các đồ uống có thể xoa dịu vết thương ở cổ họng cực nhanh chóng và hiệu quả.
    • Súc họng bằng aspirin, chứ không phải uống thuốc này, là một trong những cách hữu hiệu nhất để chống lại căn bệnh này. Nếu hòa vài viên thuốc aspirin vào nước rồi dùng dung dịch đó súc họng, chứ không phải uống, sẽ giúp giảm đau rát vì viêm họng trong vòng 2 giờ đồng hồ. Tác dụng sẽ kéo dài trong 6 tiếng đồng hồ.
    • Ngậm vài lát gừng tươi (nên ngậm sát ở vùng hầu họng) để long đờm, giảm ho và giảm cảm giác đau rát, khó chịu. Nên áp dụng nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả tốt. Hãm 1 củ gừng tươi xắt lát với 250ml nước sôi. Sau 10 – 15 phút, thêm vào 1 ít mật ong, khuấy đều và dùng uống khi trà còn ấm. Nên dùng đều đặn 2 – 3 lần/ngày – đặc biệt là dùng trước khi đi ngủ để tránh cảm giác đau họng và ho bùng phát mạnh vào ban đêm. Gừng và hành củ: Sử dụng khoảng 60g gừng cùng hành khô thái nhỏ, đun sôi cùng nước. Sau đó đem nước đi xông hơi mũi, miệng từ 15 – 20 phút. Nên thực hiện 2 – 3 lần/ ngày để hiệu quả tốt nhất. Gừng và muối: Dùng gừng tươi rửa sạch, giã nát rồi trộn với muối tinh. Sau đó ngậm hỗn hợp trong miệng cho tới khi không còn mùi vị thì nhả ra và súc miệng lại với nước ấm. Thực hiện việc này mỗi ngày liên tục trong vài ngày các triệu chứng viêm họng sẽ thuyên giảm rõ rệt.
    • Một liệu pháp chữa viêm họng ít phổ biến nhưng cũng được chứng minh hiệu quả là châm cứu ở tai.
    • Ngoài ra còn có thể áp dụng phương pháp điều trị nhiệt lạnh: Ngậm đá viên hoặc kem que có thể giúp làm dịu cơn đau và cung cấp nước cho cơ thể. Theo các chuyên gia y tế, đá lạnh có thể điều trị tốt viêm họng vì có tác dụng làm mát cục bộ các mô bị viêm. Nó làm giảm nhiệt độ, gây tê các đầu dây thần kinh trong cổ họng, từ đó làm giảm tín hiệu đau đến não.  Thậm chí sau khi cắt amidan, bác sĩ còn khuyên bệnh nhân ăn kem. Kem lạnh sẽ tiếp xúc với vùng amidan bị viêm và giảm sưng tấy, giảm cảm giác khó chịu và đau đớn.
    • Uống sữa nghệ: Nghệ chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh và có thể giúp chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng. Nó còn được gọi là thần dược vàng. Để giảm đau đau họng, bạn có thể uống sữa nghệ trước khi ngủ. Nếu có xu hướng bị đầy hơi do uống sữa vào ban đêm, bạn có thể uống ít sữa hơn hoặc uống vào thời điểm khác trong ngày. Thêm vào một ít bột tiêu đen có thể tăng cường lợi ích sức khỏe của nghệ.
    • Nghỉ ngơi đầy đủ là điều cần thiết để phục hồi sức khỏe. Ngủ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngủ ít hơn có thể làm giảm lượng tế bào bạch cầu cần thiết để chống lại nhiễm trùng gây đau họng.        
    • (theo khoahc.tv)