Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2022

10 dấu hiệu cảnh báo và triệu chứng của bệnh sa sút trí tuệ bạn không nên bỏ qua

Dịch từ “10 Warning signs and symptoms of dementia you should never ignore-Mary Osborne-November 19,2021”

See the source image

Chứng sa sút trí tuệ ( dementia)có thể ập đến khi bạn ít ngờ tới ở bản thân hoặc với người thân của mình. Điều quan trọng là cần phải biết các dấu hiệu cảnh báo sớm cũng như các triệu chứng của chứng bệnh này

Các dấu hiệu và triệu chứng của  sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ ảnh hưởng đến trí nhớ, tư duy và khả năng xã hội của người bệnh. Nó khiến cho đời sống mỗi ngày càng trở nên khó khăn, không những cho người bệnh mà còn cho cả cho gia đình và những người thân  của người đó

Có nhiều dấu hiệu và triệu chứng có thể cho biết bạn hoặc người thân của bạn mắc phải chứng sa sút trí tuệ.

Các triệu chứng của  sa sút trí tuệ

Có rất nhiều triệu chứng mà bạn có thể theo dõi hoặc quan sát nếu bạn nghĩ ai đó có thể bị sa sút trí tuệ. Những triệu chứng này có thể khác nhau ở mỗi người tùy thuộc vào loại sa sút trí tuệ cũng như vào giai đoạn phát triển của chứng bệnh này.

See the source image

 

Những triệu chứng này bao gồm:

# 1. Những thay đổi về nhận thức (cognitive changes)của  sa sút trí tuệ

Những thay đổi về trí nhớ được người khác nhận thấy

Khó khăn trong giao tiếp để tìm ra từ thích hợp

Lạc đường khi khi lái xe ở những nơi vẫn thường xuyên lui tới và có suy giảm về khả năng thị giác và không gian

Gặp khó khăn trong lý luận

Vật lộn với việc giải quyết vấn đề

Các nhiệm vụ phức tạp trở nên khó khăn hơn

Vật lộn với việc lập kế hoạch và tổ chức

Thay đổi trong kỹ năng phối hợp và vận động

Dễ bị nhầm lẫn

Mất phương hướng

# 2. Những thay đổi tâm lý (psychological changes)của sa sút trí tuệ

Thay đổi tính cách (personality)

Chán nản hơn

Lo lắng / bồn chồn hơn

Có hành vi (behaviors) không phù hợp

Hoang tưởng (paranoid)

Ảo giác ( có thể xuất hiện với một số loại sa sút trí tuệ)

10 dấu hiệu cảnh báo  sa sút trí tuệ mà bạn không bao giờ nên bỏ qua

*Mất trí nhớ

Mất trí nhớ là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của chứng sa sút trí tuệ. Những người mắc chứng bệnh này phải vật lộn để ghi nhớ mọi thứ, đặc biệt là những điềumà họ vừa học được. Người bệnhcó thể gặp khó khăn trong việc nhớ ngày tháng, sự kiện (chẳng hạn như cuộc hẹn với bác sĩ hoặc ngày sinh nhật) và mất khả năng tìm hiểu thông tin mới.

Thông thường, trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, bệnh nhân có thể nhớ những điều đã xảy ra một năm trước hoặc thậm chí 5 năm trước, nhưng không thể nhớ họ đã ăn gì vào bữa tối hôm đó.

Mất trí nhớ không những chỉ ảnh hưởng đến việc nhớ lại ngày tháng và các sự kiện quan trọng mà thậm chí còn có thể bao gồm cả việc quên nơi họ để đồ trong nhà hoặc những gì họ phải làm mỗi ngày.

Những người bị sa sút trí tuệ thường dựa vào bạn bè, gia đình và người chăm sóc để giúp họ ghi nhớ những điều quan trọng đang xảy ra trong cuộc sống của họ. Họ thậm chí còn sử dụng giấy ghi chú để giúp họ nhớ các sự kiện, ngày tháng hoặc nơi họ đặt mọi thứ.

*Khó khăn khi thực hiện các công việc vẫn thường  làm

Người mắc chứng sa sút trí tuệ có thể phải vật lộn với những công việc mà họ thường vẫn làm như nấu ăn, chơi trò chơi, vận hành TV hoặc thậm chí thanh toán hóa đơn. Điều này ngày càng trở nên khó khăn hơn khi chứng bệnh của họ ngày càng trầm trọng hơn

*Vấn đề ngôn ngữ

Tìm ra từ thích hợp để nói đôi khi có thể là một thách đố đối với mọi chúng ta, nhưng đối với một người mắc chứng sa sút trí tuệ thì điều này lại càng khó khăn hơn. Họ có thể quên từ, nói những từ không phù hợp hoặc nói những câu không có ý nghĩa đối với người khác.

Khi mắc chứng sa sút trí tuệ thì một người đang trò chuyện bỗng đột nhiên dừng lại vì không thể nhớ đúng từ hoặc cụm từ muốn nói.

*Bị lạc

Những người bị sa sút trí tuệ phải vật lộn với khả năng thị giác và không gian. Những vấn đề này có thể làm cho họ bị lạc đường khi lái xe, lạc đường khi đi dạo quanh khu phố hoặc thậm chí lạc lối trong cửa hàng mà họ mà họ vẫn thường lui toi trong nhiều năm.

*Ý niệm về thời gian

Ngườ bị sa sút trí tuệ có thể phải đấu tranh với khái niệm về thời gian. Họ có thể quên đó là ngày nào trong tuần hoặc phải mất bao lâu thời gian để tới một nơi mà họ đã vẩn  thường lui tới

*Suy giảm khả năng phán đoán

Những người mắc chứng sa sút trí tuệ bị suy giảm về khả năng phán đoán. Họ không còn có thể  đưa những các quyết định thích hợp. Chẳng hạn như  từ việc đơn giản là phải mặc áo khoác khi nhiệt độ bên ngoài quá thấp tới việc quan trọng như  cần phải đi gặp bác si cấp thời khi có bệnh đe dọa tới tính mạng.

Họ cũng thiếu phán đoán để có thể phát hiện ra những trò lừa đảo (scams) và gặp khó khăn trong việc quản lý tiền bạc.

*Thay đổi tâm trạng (mood) và hành vi (behavior)

Ai cũng đều có những lúc tồi tệ, nhưng các người bị sa sút trí tuệ thường thay đổi tâm trạng một cách nhanh chóng. Có khi họ đang tương tác vui vẻ với những người khác thì đột nhiên họ trở nên bối rối và nghi ngờ về hành vi và động tác của những  người này. Sự thay đổi xảy ra quá nhanh khiến bạn bè và gia đình bối rối.

*Thay đổi về tính cách (personality)

Cùng với những thay đổi về tâm trạng và hành vi, những người có triệu chứng sa sút trí tuệ còn bị thay đổi về tính cách. Điều này cực kỳ khó nhận thấy đặc biệt là ở những người thân yêu. Họ có thể đi từ tình trạng vui vẻ và hướng ngoại đến trở thành thường hay thu mình lại và bối rối.

*Lặp lại chính họ

Một dấu hiệu khác của chứng sa sút trí tuệ là lặp lại chính mình. Điều này có thể bao gồm việc lặp lại các công việc hàng ngày như ăn sáng, đánh răng hoặc cạo râu.

Thậm chí có thể xa hơn nữa là lặp đi lặp lại cùng một cuộc câu chuyện vì họ không thể nhớ những gì họ đã nói. Họ cũng còn có thể hỏi đi hỏi lại cùng một câu hỏi vì họ không thể nhớ câu trả lời của bạn

*Sự lú lẫn (confusion)

Lú lẫn -- một dấu hiệu của chứng sa sút trí tuệ-- trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Điều này bắt đầu với những điều nhỏ nhặt như không nhớ đã ăn gì vào bữa sáng hoặc đã để các vật dụng như chìa khóa ở đâu; và khi chứng bệnh tiến triển thì mức độ lú lẫn cũng tăng theo.

Cuối cùng sư lú lẫn sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, bao gồm cả việc không nhớ đươc ngày tháng  và hoặc thậm chí không nhận ra khuôn mặt quen thuộc của những người thân yêu. Điều này khiến người bệnh và cả người chăm sóc đau lòng và bực bội.

Khi nào đến gặp Bác sĩ?

Nếu bạn hoặc người thân có những dấu hiệu cảnh báo và triệu chứng của chứng sa sút trí tuệ thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Việc xác định bệnh kịp thời có thể giúp bác sĩ cùng các thành viên của gia đình bệnh nhân ứng phó với sự cố  tốt hơn và dễ dàng để xuất kế hoạch điều trị thích hợp cho với bệnh nhân. Nếu gia đình/người chăm sóc bệnh nhân sớm nhận được sự giáo dục và đào tạo thích ứng về sa sút trí tuệ thì đó là một trợ giúp to lớn cho tất cả những người có liên quan.

NBNtintccaonien