Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2018

Thử nghiệm thành công vaccine chống ung thư

Các nhà khoa học của trường Đại học Stanford (Mỹ) đã thử nghiệm thành công vaccine chống ung thư ở trên chuột và chuyển sang thử nghiệm trên cơ thể người Thông tin liên quan đến công trình nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine.

My thu nghiem thanh cong vaccine chong ung thu
Kết quả thử nghiệm ở trên chuột trước đó cho thấy, sau khi tiêm vaccine, các tế bào ung thư trong cơ thể chuột hoàn toàn biến mất. Đáng lưu ý, loại vaccine này có thể chữa khỏi nhiều loại ung thư và ngăn ngừa bệnh xảy ra. Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã cấy 2 khối u giống hệt nhau vào các vị trí riêng biệt trên cơ thể chuột. Một trong những khối u này được tiêm vaccine, kích hoạt tế bào T. Các tế nào này khởi động phản ứng miễn dịch tự tiêu diệt khối u. Đặc biệt, không những khối u được tiêm vaccine bị tiêu diệt mà khối u kia cũng biến mất. 


Vaccine chống ung thư đã được thử nghiệm thành công mỹ mãn trên chuột Trong số 90 con chuột được dùng thí nghiệm, có 87 con tế bào ung thư hoàn toàn biến mất, tỷ lệ thành công đạt 97%, chỉ có 3 con tế bào ung thư tái phát, nhưng khi tiêm lần thứ 2 thì các khối ung thư đều biến mất. 

GS Ronald Levy, thuộc nhóm nghiên cứu cho biết, thông thường các tế bào miễn dịch như tế bào T có tự nhận thấy các protein bất thường xuất hiện trong bệnh ung thư. Tuy nhiên khi khối u phát triển, nó thường tìm ra cách để ngăn chặn hoạt động của tế bào T. Vì vậy nhiệm vụ của các nhà khoa học là kích thích các tế bào T trỗi dậy và hoạt động mạnh mẽ. Cũng theo nhóm nghiên cứu, chỉ cần một lượng rất nhỏ vaccine sẽ gây được hiệu quả rất nhanh, đặc biệt không dễ gây ra các tác dụng phụ như phương pháp hóa trị hay xạ trị, thời gian trị liệu rất ngắn, giá lại khá rẻ. 

Hiện nay, việc nghiên cứu loại vaccine chống ung thư mới này đã bước sang giai đoạn thử nghiệm trên cơ thể người. Nếu thành công, nó sẽ cứu sống hàng triệu người trên khắp thế giới một cách tiết kiệm và hầu như không có đau đớn nào.

Cùng với Mỹ, vào năm ngoái, truyền thông Nga cũng đưa tin, các nhà khoa học nước này đã thử nghiệm thành công loại thuốc có thể chữa ung thư ở mọi giai đoạn. Chế phẩm thuốc này có tên gọi thí nghiệm là "Protein sốc nhiệt", dựa trên thành phần hoạt chất chính của nó. Nó là một loại thuốc sinh học phân tử, được bào chế dựa trên một phân tử hoạt động rất tích cực. Phân tử này được hình thành trong bất kỳ tế bào nào của cơ thể khi phản ứng với các yếu tố gây sốc và căng thẳng. Sự tồn tại của phân tử này từ lâu đã được các nhà khoa học biết tới.
Loại protein này tuy có rất ít trong cơ thể con người, nhưng các nhà khoa học Nga đã xác định được gen kích thích sự sản sinh của nó trong cơ thể, sau đó tiến hành tạo ra một tế bào vi khuẩn để tổng hợp loại protein này. 
Theo các nhà khoa học của Nga, loại thuốc mới này không có tác dụng phụ và cũng không có độc tính. Nó đã được các nhà khoa học tiến hành thử nghiệm lâm sàng trong nhiều năm vừa qua. Nhưng để chắc chắn hơn, những nhà nghiên cứu Nga sẽ tiếp tục kiểm tra và sẽ công bố về độ an toàn của loại thuốc mới này sau 1 năm nữa. Và họ sẽ hoàn tất mọi khâu thử nghiệm để có thể bào chế, sản xuất thuốc hàng loạt, phục vụ việc điều trị cho các bệnh nhân ung thư trong 3 hoặc 4 năm tới. 

An Nhiên -theo vietbao 4/8/2018
-