Cảm lạnh tưởng là đơn giản nhưng nhiều người đã phải "than trời" vì mắc rồi chữa mãi không khỏi. Đây là 5 sai lầm khi ăn uống bạn cần tránh để bệnh không trở nên nặng hơn.
Mặc dù thi thoảng bạn nghe ai đó nói rằng, khi bị cảm lạnh hay bị ốm, cứ ăn nhiều vào sẽ nhanh khỏe, không phải kiêng khem gì hết. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, bạn nên kiêng một số thực phẩm khi bạn bị bệnh. Vậy chúng ta nên làm gì để chăm sóc người bị cảm tốt hơn, hãy nghe phân tích của chuyên gia sau đây
Theo các bác sĩ trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ), trong khi bị cảm, cơ thể có sự thay đổi khác thường, việc kiêng kị một số thực phẩm là rất quan trọng.
Những thực phẩm bạn không nên ăn khi bị cảm lạnh
1. Không uống trà đặc và cà phê đặc
Khi
bị cảm lạnh, cơ thể suy nhược rất nhanh, yếu đuối. Vì vậy, việc ăn uống
nên chú ý duy trì thực đơn thanh đạm. Mặc dù trà đặc hay cà phê là thức
uống rất dễ gây "thèm" nhưng bạn hãy nên tránh xa nó.
Đây
là 2 thứ đồ uống được cho là không những làm tăng gánh nặng cho dạ dày
và đường ruột, mà còn làm cho hệ thống thần kinh bị kích thích nhiều
hơn, không có lợi cho việc điều trị cảm lạnh.
2. Không ăn thức ăn cay, có tính kích thích
Mặc
dù thức ăn cay có xu hướng giúp cho cơ thể sinh nhiệt và trở nên ấm
hơn, nhưng những người đang trong giai đoạn bị cảm lạnh thì lại rất dễ
bị tạo nhiệt sinh đờm, làm cho bạn có cảm giác có đờm nhiều và đậm đặc
hơn. Không những thế, ăn cay sẽ khiến cho đờm co lại, không dễ hóa lỏng
để đào thải ra ngoài.
Trên thực tế, nếu ăn cay và chất kích thích có thể làm cho bạn có cảm giác bị nghẹt mũi, đau đầu trở nên nặng nề hơn.
3. Không ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ, thực phẩm chiên nướng
Khi
bạn bị cảm lạnh, cơ thể ốm yếu, thiếu sức sống thì tốt nhất nên hạn chế
những loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm chiên nướng. Vì đây là
thực phẩm xếp vào nhóm khó tiêu hóa, mặc dù có hương vị thơm ngon hấp
dẫn đánh lừa cảm giác của bạn, nhưng chúng lại làm suy giảm chức năng
tiêu hóa trong khi chức năng đường ruột của bạn đang bị suy giảm.
Trong
thời gian này, nếu bạn ăn nhiều những thực phẩm này có thể sinh ra thêm
chứng khó tiêu, làm tăng gánh nặng của chứng viêm dạ dày ruột, thậm chí
làm nặng thêm bệnh cảm lạnh, không có lợi cho sự phục hồi sức khỏe sau
khi ốm.
4. Không ăn uống đồ lạnh
Khi
bạn bị cảm lạnh, tốt nhất là không nên tiếp tục ăn thực phẩm lạnh, bao
gồm cả đồ ăn và thức uống lạnh, đây là kiến thức cơ bản mà mỗi người cần
phải biết.
Khi
cảm lạnh, cả cơ thể và hệ tiêu hóa đều rơi vào giai đoạn suy nhược,
những thực phẩm lạnh thường không được đảm bảo tính sát khuẩn tốt như
thực phẩm nóng, rất dễ bị nhiễm vi khuẩn sau khi ăn vào, thậm chí nhiều
người còn có thể bị sốt sau khi ăn uống lạnh, thực phẩm có đá.
5. Không nên tẩm bổ
Khi
bạn bị cảm lạnh gây ra mệt mỏi, tâm lý chung là sẽ muốn ăn uống những
thực phẩm bổ dưỡng để cơ thể tăng sức đề kháng, chống chọi lại với bệnh
tật. Điều này có thể bạn đã vừa đọc ở trên, khi cơ thể đang yếu ớt mà
phải tập trung năng lượng để xử lý những món ăn bổ dưỡng sẽ khiến cho
việc sinh nhiệt, thậm chí còn dẫn đến phát sinh cách bệnh tật khác.
Các
bác sĩ nhắc nhở rằng, mật ong cũng được liệt vào nhóm thực phẩm bổ
dưỡng, vì vậy trong khi điều trị cảm lạnh cũng không nên uống nhiều mật
ong.
Kể
cả khi bạn có sức khỏe hoàn toàn bình thường, mỗi năm cũng có nguy cơ
mắc cảm lạnh từ 1-2 lần, vì vậy nếu không phải là cảm lạnh do trúng độc
thì bạn có thể chú ý tự chăm sóc chủ động, nghỉ ngơi hoàn toàn, có thể
không cần phải uống thuốc, chăm sóc trong vòng 1 tuần thì khả năng bệnh
tình sẽ suy giảm.
Do
bệnh cảm là một loại bệnh có tính tự hồi phục, sau khi mắc bệnh cảm,
cần phải đặc biệt chú ý về chế độ sinh hoạt, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý,
tự chăm sóc bản thân mình bằng cách tránh những sai lầm như đã nêu ở
trên.
*Theo BS Gia đình (TQ)