Thứ Hai, 6 tháng 8, 2018

Hành tây: Vị thuốc quý trong bếp



Hành tây: Vị thuốc quý trong bếp


Hành tây, được gọi là "nữ hoàng của các loại rau", là một loại rau phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Hành tây có chứa một số lượng lớn các chất dinh dưỡng tự nhiên.

Hành tây không chỉ giàu kali, vitamin C, acid folic, kẽm, selenium, chất xơ và các chất dinh dưỡng mà còn chứa hai chất dinh dưỡng đặc biệt - quercetin và prostaglandin A. Hai chất dinh dưỡng đặc biệt này của hành tây có nhiều lợi ích sức khỏe mà các thực phẩm khác không thể có được.

Hạ sốt: Khi bị cảm và sốt nhẹ, bạn có thể dùng nước ép hành tây hay  đơn giản là vài lát hành để hạ sốt. Dùng hành tây xoa nhẹ lên trán và để trong ít nhất 30 phút, khi kiểm tra lại thân nhiệt bạn sẽ thấy khá hơn vì hành tây có công dụng hạ sốt rất hiệu quả.

Giảm viêm khớp: Mỗi ngày đắp hỗn hợp này từ 2-3 lần, mỗi lần khoảng 1-2 giờ sẽ giúp giảm sưng ở vùng khớp bị viêm rất hiệu quả và đồng thời nhanh chóng làm dịu cơn đau.

Ngăn ngừa ung thư: Nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ ăn các loại hành và tỏi là ít có khả năng bị ung thư vú hơn những phụ nữ khác. Tác dụng chống ung thư của hành tây là do hàm lượng phong phú của selen và quercetin. Selen là một chất chống oxy hóa, có thể kích thích sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể, do đó ức chế sự phân chia và tăng trưởng của các tế bào ung thư.Đồng thời, nó cũng có thể làm giảm độc tính của các chất gây ung thư. Còn quercetin cũng có thể ức chế hoạt động của các tế bào ung thư và ngăn chặn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư.

Tốt cho tim mạch: Hành tây là thực vật duy nhất có chứa prostaglandin A. Prostaglandin A có thể mở rộng mạch máu và làm giảm độ nhớt củamáu. Do đó, nó có thể làm giảm huyết áp, tăng lưu lượng máu động mạch vành và ngăn ngừa huyết khối. 
Theo các nhà khoa học, hàm lượng quercetin sẵn có trong hành tây có thể giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa lipoprotein mật độ thấp (LDL), vì vậy nó có tác dụng bảo vệ xơ vữa động mạch.

Tốt cho  tiêu hóa: Hành tây có chứa allicin và một số yếu tố gia vị khác. Đặc biệt, mùi của hành tây có thể kích thích sự tiết acid dạ dày và tăng sự thèm ăn. 
Nghiên cứu trên động vật đã chứng minh rằng, hành tây có thể cải thiện sự căng thẳng của đường tiêu hóa và thúc đẩy nhu động ruột, do đó, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự thèm ăn. Hơn nữa, nó cũng có tác động đáng kể trong việc ngăn ngừa viêm dạ dày, khó tiêu, ăn không ngon...

Hạ đường huyết: Hành tây chứa thành phần allyl propyl disulphide (APDS). Các nghiên cứu đã chứng minh thành  phần allyl propyl disulphide có trong hành tây rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Cụ thể là sau khi ăn hành tây, lượng được glucose trong máu giảm nhanh đồng thời các nhà nghiên cứu cũng đo được hàm lượng insulin tăng lên đáng kể.

Ngăn ngừa cảm lạnh: Hành tây có chứa một số phytoncide như allicin, trong đó có một khả năng mạnh mẽ diệt khuẩn và có thể có hiệu quả chống lại các virus và phòng ngừa cúm. 
Khi phytoncide này bị trục xuất ra ngoài qua đường hô hấp, đường tiết niệu và tuyến mồ hôi, nó có thể kích thích sự bài tiết của các tế bào, do đó nó cũng có nhiều tác dụng khác như lợi tiểu, tiêu đờm, giảm mồ hôi và kháng khuẩn...
theo Infonet-soha,vn