Gần đây, dư luận quan tâm tới những lời dặn dò của nữ nhà văn Quỳnh Dao, tác giả của nhiều tiểu thuyết tình cảm được dịch ra tiếng Việt, chuyển thể thành phim có ảnh hưởng rộng rãi hơn 40 năm qua.
Trong di thư, nữ nhà văn năm nay 80 tuổi căn dặn người thân của mình, khi bà sắp mất, cho dù có bệnh tật thế nào cũng không được dùng các biện pháp y khoa đặc biệt như ống thở hỗ trợ, phẫu thuật, không miễn cưỡng áp dụng cácbiện pháp cấp cứu, chỉ cần để bà ra đi một cách tự nhiên.
Nữ sĩ nổi tiếng này cũng nói rõ quan niệm của bà, rằng cái chết là việc riêng tư, và do đó, bà mong muốn tang lễ của mình thật đơn giản, không tổ chức theo nghi thức rườm rà, không đăng cáo phó, không tổ chức lễ truy điệu, tưởng nhớ, không đốt vàng mã, không lập linh vị, không cần cúng bái vào ngày giỗ, tiết Thanh minh theo truyền thống thông thường của nền văn hóa ảnh hưởng Trung Quốc…
“Cái chết là việc riêng của gia đình, nên tốt nhất là không làm phiền đến những người xung quanh, nhất là giới hâm mộ”, bà viết.
Nữ sĩ Quỳnh Dao cũng căn dặn người thân trong gia đình công khai tin bà ra đi sau khi đã hoàn tất lo hậu sự cho bà, bởi bà là người nổi tiếng, nên như thế để tránh dư luậnbáo chí lấy làm đề tài khai thác tin tức cũng như đời tư đã trải qua, có thể gây phiền lòngđến người thân trong gia đình.
Điều quan trọng, nữ sĩ Quỳnh Dao chia sẻ rằng bà hoàn toàn lạc quan, minh mẫn và tích cực, yêu đời khi viết bức di thư. Sự minh mẫn ấy được thể hiện qua tiết lộ hiện bà đang tiếp tục sáng tác để xuất bản những tác phẩm mới, trong sự hợp tác với người cháu của mình.
Chuyện của nữ sĩ Quỳnh Dao khiến chúng ta nhớ tới những lời dặn của một vị cao tăngPhật giáo Việt Nam hiện đại, đó là ngài Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận, Đệ nhất Pháp chủ của Giáo hội.
Năm 1987, ở tuổi 90, trong trạng thái tỉnh giác, ngài cũng đã để lại những điều quan trọng trong “Lời dặn”.
Theo đó, ngài đã nhấn mạnh sinh tử đối với người tu là chuyệntự nhiên, bình thường. Ngài nhấn mạnh bổn phận của người tu, của Giáo hội là duy trì Phật pháp hướng lên Tam bảo, nêu gương chánh tín, bài trừ mê tín, không đồng bóng đốt vàng mã, không xóc thẻ xin âm dương… Ngài cho rằng đó là những thứ của đạo khác xen lẫn vào đạo Phật.
Với cá nhân, ngài lưu ý rằng khi ngài sắp xả báo thân, không nên ép dùng các thứ bổ dưỡng kéo dài sự sống, cũng như dùng các biện pháp chăm sóc y tế đặc biệt gây phiền hà cho các y bác sĩvà mọi người.
Về hậu sự, ngài cũng căn dặn rằng “tang lễ chỉ cần đơn giản tiết kiệm, tuyệt đối không nhận tiền bạc của chư Tăng Ni, các tuần tiết và ngày giỗ hàng năm cũng vậy”. Viếng tang lễ không nên sắm sửa vòng hoa, vì như vậy sẽ lãng phí và làm tổn hại đến môi trường tự nhiên, nhọc người làm vệ sinh thu dọn. Nếu ai có lòng nghĩ đến ngài, theo lời ngài để lại, nên tụng nhiều kinh điển Đại thừa, cầu quốc thái dân an, hồi hướng tiên tổ và tứ ân, lục đạo, quan trọng hơn cả là “tin sâu, hành đúng và nguyện thiết” vào Chánh pháp của Phật. Đó là cách tạo duyên để cùng chí hướng với ngài.
Một bậc cao tăng, một người nổi tiếng có những lời dặn về hậu sự của mình một cách tha thiết, bởi cái chết là một phần tự nhiên của đời sống, đến lúc ra đi thì ra đi. Đó là điều bình thường, nhưng thông thường ít ai chấp nhận, mà luôn mộng huyễn về một sự vĩnh cửu, bền vững dài lâu.
Mọi hành xử đúng trong cuộc đời này đều xuất phát từ nhận thức đúng đắn. Nhận thứcđúng đắn luôn ở trong trạng thái tỉnh thức, không bị lệ thuộc vào tập quán, các cực đoan, và ngay cả với những điều được số đông cho rằng là truyền thống cần bảo lưu, gìn giữvà tôn trọng. Khi có được nhận thức như thế, mỗi phút giây sống trên cuộc đời này đều đáng quý, nỗ lực sống có ích, không gây não hại, phiền hà cho người khác. Và lúc các duyên tan rã, từ giã cõi đời cũng an vui, hẹn một đời sống khác tốt đẹp, chắc chắn là thế vì đời sống này đã tạo nên nhiều duyên tốt đẹp!
Đời hay đạo, vấn đề không phải ở hình thức, mà quan trọng hơn là ở nhận thức, lối sốngvà cách hành xử. Người có bản lĩnh, có đức tin sẽ không bao giờ hoảng sợ, kháng cự, cầu xin ân huệ... khi đối diện với cái chết, bởi chết là một phần tự nhiên của đời sốngnày.
Trần Quê-Phương Thảo (bài do bạn Mậu Trần giới thiệu)
TIN BÁO CHÍ:
Di thư "thanh thản ra đi" của nữ sĩ Quỳnh Dao
Di thư "thanh thản ra đi" của nữ sĩ Quỳnh Dao
Ngày 12-3, nữ sĩ Quỳnh Dao bất ngờ công khai bức di thư để lại cho con trai và con dâu, dặn dò chuyện hậu sự sau khi bà qua đời, thu hút sự quan tâm của giới hâm mộ.
Nữ sĩ Quỳnh Dao là nhà văn kiêm nhà biên kịch của thể loại tiểu thuyết tình cảm lãng mạn như Song ngoại, Dòng sông ly biệt, Bên dòng nước, Một thoáng mộng mơ, Hoàn Châu công chúa…
Tuy là “mẹ đẻ” của những câu chuyện tình cảm lãng mạn đẫm nước mắt, nhưng đứng trước ngưỡng cửa 80, bà lại rất lạc quan về quy luật “sinh, lão, bệnh, tử”.
Nữ sĩ Quỳnh Dao cho biết bà tình cờ đọc được bài viết "Hẹn trước bản thân về sự cáo biệt tốt đẹp",bài viết khiến bà cảm xúc nên đã viết bức di thư để lại cho con trai và con dâu, căn dặn chuyện hậu sự. Sợ người thân sau này vì quá thương tiếc sự ra đi của mình mà không làm theo di nguyện, bà đã thông qua trang cá nhân để công khai bức di thư.
“Khi sống nguyện như ngọn lửa, đốt cháy đến giây phút cuối cùng của cuộc đời. Khi chết nguyện như hoa tuyết, bay lất phất, hóa thành cát bụi" Nhà văn Quỳnh Dao
Ngoài ra, từ bài viết "Hẹn trước bản thân về sự cáo biệt tốt đẹp", nữ sĩ Quỳnh Dao còn biết rằng ở Đài Loan có luật “Quyền lợi tự chủ của bệnh nhân”, sẽ được áp dụng từ ngày 6-1-2019.
Quỳnh Dao nhấn mạnh đây là bức thư quan trọng nhất trong cuộc đời bà, vì sang năm bà sẽ bước vào tuổi 80, bà cho rằng cuộc đời mình không ra đi bởi chiến tranh, tai nạnngoài ý muốn… thì đã là sự yêu thương của ông trời: “Vì thế, từ nay về sau tôi sẽ mỉm cười mà ra đi”.
Đồng thời, Quỳnh Dao còn nói rõ năm điểm quan trọng dặn dò người thân: Cho dù có bệnh tật nghiêm trọng thế nào cũng không được làm phẫu thuật, không đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt, không sử dụng ống thở hỗ trợ, không miễn cưỡng áp dụng các biện pháp cấp cứu, chỉ cần để bà ra đi một cách không đau đớn là được.
Bên cạnh đó, Quỳnh Dao cũng nói rõ bà mong muốn tang lễ của mình thật đơn giản, không tổ chức theo nghi thức, không đăng cáo phó, không tổ chức lễ truy điệu, tưởng nhớ, không đốt vàng mã, không lập linh vị, không cần cúng bái vào ngày giỗ, tiết Thanh Minh…
Điều mà Quỳnh Dao mong muốn là một tang lễ thật đơn giản, không làm phiền đến người khác: “Cái chết là việc riêng của gia đình, nên tốt nhất là không làm phiền đến những người xung quanh, nhất là giới hâm mộ”.
Quỳnh Dao cũng căn dặn gia đình sau khi lo hậu sự cho bà hoàn tất mới công khai cái chết của bà, như thế tránh dư luận báo chí lấy làm đề tài, gây phiền lòng đến người thân trong gia đình.
Cuối cùng, Quỳnh Dao bày tỏ rằng bà viết bức di thư này với tinh thần lạc quan và tích cực. Bà còn tiết lộ bây giờ bà đã có thể yên lòng để lên kế hoạch cho tác phẩm mới, bà dự định cùng cháu gái hợp tác thực hiện quyển truyện tranh viết về đề tài hành tinh miêu.
38 tác phẩm được đưa lên màn ảnh
Nữ sĩ Quỳnh Dao sinh năm 1938, nguyên quán ở Hồ Nam, Trung Quốc. Năm 9 tuổi, Quỳnh Dao đã bắt đầu sáng tác, năm 16 tuổi bà cho ra mắt bộ tiểu thuyết đầu tay Vân ảnh. Đến năm 24 tuổi, bà có gần 100 tập truyện ngắn cùng hai bộ tiểu thuyết Tầm mộng viện và Hạnh vận thảo.
Nếu chọn Song ngoại (1963) là tác phẩm đầu tay thì đến nay Quỳnh Dao đã sáng tác 54 bộ tiểu thuyết, trong đó có 38 tác phẩm được chuyển thể thành phim ảnh. Ngoài ra, Quỳnh Dao còn rất thành công với vai trò nhà sản xuất với loạt phim Hoàn Châu công chúa, Tân dòng sông ly biệt, Không phải hoa chẳng phải sương.
|
Thục Nghi tổng hợp