Hệ
thống duy trì sức khỏe cho các vị cao niên tại Mỹ tốt, nhờ vào các
phương cách y khoa phòng ngừa. Việc ngừa bệnh và tăng cường sức khỏe tại
Mỹ hiện được chia làm ba cách:primary
prevention (phòng ngừa tiên khởi, phòng ngừa thứ nhất), secondary
prevention (phòng ngừa thứ nhì) và tertiary prevention (phòng ngừa thứ
ba).
Phòng ngừa tiên khởi nhắm mục đích ngừa đừng để bệnh xảy ra trong tương lai;
Phòng ngừa thứ nhì nhắm mục đích tìm và chữa bệnh sớm trong giai đoạn bệnh chưa gây triệu chứng;
Phòng
ngừa thứ ba nhận định tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh, tìm
các phương cách giúp người bệnh sống khỏe mạnh và an toàn hơn.
1. Phòng ngừa tiên khởi - primary prevention
Các vị cao niên nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày một tuần;
bỏ ngay thuốc lá nếu đang hút; bớt uống rượu nếu có uống rượu nhiều.
Thể dục thường xuyên giúp chúng ta tăng cường sức khỏe; giảm thiểu nguy
cơ bị các bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, cao áp huyết, tiểu
đường, rỗng xương, béo mập, ung thư ruột già, ung thư vú, căng thẳng
tinh thần (anxiety), buồn chán (depression) , lẫn; giúp bớt té ngã, như
vậy, ngừa những chấn thương do sự té ngã; khiến chúng ta sinh hoạt trong
đời sống hàng ngày khá hơn; và cũng là cách trị liệu hữu hiệu trong
nhiều trường hợp bệnh, như các rối loạn tinh thần khiến chúng ta lúc
buồn lúc vui (mood disorders), lẫn, đau nhức kinh niên, suy tim, tai
biến mạch máu não, táo bón, khó ngủ.
Aspirin nên
được dùng cho những vị mang nguy cơ có thể sẽ bị bệnh tim mạch trong
vòng 5 năm tới (nguy cơ >3% so với người thường), chẳng hạn như những
người có bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, chúng ta cẩn
thận khi dùng aspirin vì aspirin có thể gây chảy máu đường tiêu hóa,
nhất là cho các vị trên 75 tuổi, các vị có bệnh loét bao tử hoặc từng
chảy máu đường tiêu hóa trong quá khứ, các vị đang uống những thuốc
warfarin, steroid.
Cứ mỗi 10 năm, chúng ta chích ngừa bệnh uôn ván tức phong đòn gánh (tetanus), để lỡ có đứt tay trầy chân, chúng ta yên tâm sẽ không bị phong đòn gánh, một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm có thể gây tử vong. Thuốc thường được pha chung với thuốc ngừa bệnh bạch hầu (diptheria, một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm tạo những màng trắng ở họng), nên được gọi là thuốc chích ngừa Td (tetanus- diptheria vaccine).
Hàng năm, các vị cao niên 65 tuổi trở lên nên chích ngừa cúm khoảng
tháng 10, 11, trước khi cúm đến vào mùa Đông. Người dưới 65 tuổi song
đang mang các bệnh tim, phổi, hoặc những bệnh kinh nhiên khác khiến sức
để kháng của cơ thể suy giảm, cũng nên chích ngừa cúm.
Các vị cao niên 65 tuổi trở lên cần chích ngừa bệnh phế cầu khuẩn ( pneumococcus),
chỉ cần một lần trong đời. Giống ngừa cúm, người dưới 65 tuổi song đang
mang các bệnh tim, phổi, hoặc những bệnh kinh nhiên khác khiến sức để
kháng của cơ thể suy giảm, cũng nên chích ngừa sưng phế cầu khuẩn
Gần đây, có thuốc chích Zostavax ngừa bệnh zona tức shingles (một
bệnh do siêu vi, gây đau đớn, có khi rất dữ, nhất là cho người lớn
tuổi, Việt Nam ta hay gọi nôm na là "bệnh giời ăn"), các vị 60 tuổi trở
lên nên chích thuốc Zostavax ngừa bệnh này.
2, Phòng ngừa thứ nhì – secondary prevention
Phòng ngừa thứ nhì (secondary prevention) gồm việc truy tìm các ung thư ruột già, vú, nhiếp hộ tuyến, cổ tử cung; đo áp huyết định kỳ; thử máu xem có cao các chất mỡ trong máu; truy tìm bệnh rỗng xương; truy tìm bệnh phình động mạch chủ trong bụng (abdominal aortic aneurysm).
2, Phòng ngừa thứ nhì – secondary prevention
Phòng ngừa thứ nhì (secondary prevention) gồm việc truy tìm các ung thư ruột già, vú, nhiếp hộ tuyến, cổ tử cung; đo áp huyết định kỳ; thử máu xem có cao các chất mỡ trong máu; truy tìm bệnh rỗng xương; truy tìm bệnh phình động mạch chủ trong bụng (abdominal aortic aneurysm).
Đàn ông hút thuốc lá có thể bị phình động mạch chủ trong bụng (abdominal aortic aneurysm), nếu bể vỡ dễ gây tử vong. Đàn ông 65-75 tuổi hút thuốc lá hay từng hút trong quá khứ, hoặc có anh, em bị bệnh phình động máu chủ trong bụng, nên làm siêu âm bụng một lần để truy tìm bệnh phình động máu chủ
Phòng ngừa thứ ba (tertiary prevention) nhận định hiện trạng sức khỏe của người bệnh, và tìm các phương cách giúp người bệnh sống khỏe mạnh và an toàn hơn.
Ở
các vị cao niên, phòng ngừa thứ ba gồm những việc bác sĩ nhận định sức
khỏe tổng quát của các vị, những hoạt động để chăm sóc cho chính bản
thân hàng ngày (tắm rửa, ăn uống, …), rồi về mặt trí óc, tri thức có
sáng suốt không, về mặt tinh thần, có dấu chứng trầm cảm (depression)
không.
Về mắt,
các vị cao niên nên được khám bởi bác sĩ chuyên khoa Mắt mỗi 1-2 năm,
truy tìm những bệnh quan trọng như cao nhản áp(glaucoma).
Về tai, bác sĩ cũng nên để ý xem tai vị cao niên có nghe kém không.
Về dinh dưỡng, các vị cao niên cần một thực phẩm đầy đủ những chất cần cho cơ thể. Các vị cần ít nhất 1200 mg calcium, 800 đơn vị sinh tố D mỗi ngày.
Hàng ngày, thuốc đa sinh tố (multivitamins) cũng rất tốt, ngừa một số
bệnh kinh niên có thể xảy ra do thiếu sinh tố. Nếu vị cao niên nào xuống
cân, 10% hay hơn sức nặng trong vòng 1 năm qua, bác sĩ cần lưu ý và tìm
hiểu tại sao.
Hàng năm, có
khoảng 30% người cao niên té ngã, tỷ lệ này tăng lên 50% ở các vị trên
80 tuổi. Té ngã có thể đưa đến gãy xương hoặc phải vào nhà thương, nên
các phương cách giúp tránh té ngã cũng là những phòng ngừa quan trọng ở các vị cao niên.Các
yếu tố khiến dễ té ngã gồm những thay đổi vóc dáng, cách đi đứng do
tuổi tác, mắt kém, tri thức không sáng suốt, bệnh ảnh hưởng đến sức mạnh
và sự phối hợp của các bắp thịt, các yếu tố môi trường (sàn nhà trơn
trượt, thảm trải sàn không được chắc, đèn không đủ sáng, giầy dép không
vừa chân, lỏng lẻo, v.. v..), thuốc dùng.
Riêng về thuốc (*),
càng dùng nhiều thuốc, càng dễ có phản ứng phụ của thuốc và té ngã, bác
sĩ nên thường xuyên nhận định thuốc nào vị cao niên còn cần, thuốc nào
không cần nữa nên bỏ. (Khi đi khám bệnh, chúng ta nên luôn mang thuốc
theo, và cho bác sĩ biết thuốc nào còn cần, thuốc nào không thấy cần
nữa.)
Ngoài
ra, nhưng việc khác như tiểu són, còn lái xe được không, ở nhà có bị
con cái hất hủi, bỏ bê không, vân vân, bác sĩ cũng cần để ý thăm hỏi,
giúp các vị cao niên giải quyết vấn đề.
Sức
khỏe còn quý hơn vàng. Chúng ta may mắn sống trên đất Mỹ, nơi có nền y
khoa tốt. Hiểu biết về các phương cách ngừa bệnh và duy trì sức khỏe ở
đây, chúng ta không những sống khỏe mạnh và an toàn.
----------------------------------------------------------------
(*) Uống thuốc với nước gì tốt nhất
Đối với nhiều người, uống thuốc với bất cứ nước gì có vẻ không quan trọng, thậm chí có người lựa chọn hẳn một loại nước có mùi vị thích hợp, nhằm loại trừ cảm giác khó chịu do dùng thuốc. Như có người uống thuốc với nước trà hoặc với nước trái cây (nước cam, nước chanh…) thậm chí với bia rượu
Điều vừa
kể thật ra có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả điều trị của
thuốc, vì nếu dùng loại nước không thích hợp sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu
của thuốc ở hệ tiêu hóa, đưa đến thuốc bị giảm tác dụng hay không còn
tác dụng điều trị.
*Nước gì tốt nhất?
Nước lã đun sôi để nguội hoặc nước lọc hợp vệ sinh là loại nước tốt nhất dùng để uống thuốc.
Uống thuốc với loại nước này với lượng nước đủ sẽ giúp đưa thuốc viên
(viên nén hoặc viên nang) từ miệng xuống nhanh đến dạ dày, tan rã và hòa
tan tạo dung dịch thuốc, sau đó trôi xuống ruột là vị trí dược chất sẽ
hấp thu vào máu cho tác dụng.
Đối
với thuốc là viên nang hay còn gọi là viên nhộng là dạng dễ nuốt, một
số người uống khan, không uống chung với nước (đặc biệt là người cao
tuổi do rối loạn tiểu tiện thường đi tiểu lắt nhắt rất ngại uống nước),
viên nang uống khan có thể dính lại ở thực quản gây viêm loét thực quản
rất tai hại. Vì vậy, uống thuốc với lượng nước đủ là cần thiết, thậm
chí có một số thuốc đòi hỏi phải uống nước thật nhiều (như thuốc chứa
dược chất sulfamid) để thuốc được lọc, bài tiết nhiều theo nước tiểu
không gây đóng sỏi hại thận.
Có
thể dùng nước đóng chai nhưng phải là nước tinh khiết chứ không nên
dùng nước chứa các chất khoáng (còn gọi nước suối) để uống thuốc, bởi vì
chất khoáng như: canxi, natri… có thể tương kỵ gây ảnh hưởng đến thuốc.
*Các loại nước không nên dùng?
Tùy trường hợp, có loại nước hoàn toàn không thích hợp vì nếu uống với thuốc sẽ làm mất tác dụng của thuốc hay gây hại đối với cơ thể, cụ thể như sau:
-
Sữa: trong sữa có chứa canxi có thể kết hợp với một số thuốc kháng sinh (như
tetracyclin) tạo thành phức hợp không tan, làm kháng sinh không hấp thu
được vào máu để cho tác dụng. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp thuốc nên
uống chung với sữa. Như dùng thuốc gây bào bọt dạ dày (aspirin), hay dễ
nôn ói (thuốc ngừa thai phải uống hàng ngày dễ gây buồn nôn ở một số phụ
nữ), hay cần chất béo để thuốc dễ hấp thu (vitamin A, vitamin D) thì
cần uống chung với sữa. Như vậy, để lựa chọn đúng thức uống uống với
thuốc nên hỏi
bác sĩ hay dược sĩ để được tư vấn.
-
Cà phê, trà, nước giải khát có ga: trong các loại nước này, đặc biệt
nước ngọt, nước tăng lực đều có chứa caffein (là chất kích thích giúp
tỉnh táo) sẽ kết hợp với thuốc bổ chứa sắt, tạo thành chất kết tủa không
hấp thu được. Ngoài ra, caffein còn làm giảm tác dụng các thuốc được
dùng nhằm an thần gây ngủ nếu uống cùng lúc.
-
Nước ép trái cây: nhiều loại nước ép trái cây hiện nay đã được chứng
minh là gây hại nếu uống chung với thuốc. Nước cam, nước táo dùng uống
thuốc có thể làm giảm sự hấp thu một số thuốc, do làm chất sinh học ở
ruột đảm nhận việc chuyển vận thuốc vào máu không hoạt động được. Nghiêm
trọng nhất là nước bưởi chùm (grape-fruit, là
loại bưởi dùng nhiều ở phương Tây, nhưng thận trọng cũng nên lưu ý cả
nước bưởi trồng ở ta). Khi uống chung với một số thuốc (như thuốc statin
trị rối loạn lipid huyết, thuốc atenolol trị tăng huyết áp…) nước bưởi
chùm sẽ làm tăng độc tính của thuốc, do ức chế men chuyển hóa thuốc ở
gan, làm tăng nồng độ thuốc quá đáng ở trong máu.
-
Bia rượu: đây là loại thức uống không nên uống chung với thuốc. Rượu
làm tăng độc tính hại gan của paracetamol, tăng độc tính hại dạ dày của
aspirin, tăng độc tính gây mê của thuốc an thần gây ngủ. Riêng với thuốc kháng
sinh như: metronidazol, các cephalosporin… nếu uống chung với rượu bia
sẽ gây phản ứng antabuse gây vật vã, hạ huyết áp rất khó chịu làm người
dùng thuốc cứ tưởng sắp chết đến nơi.Trong thời gian dùng bất cứ loại thuốc nào, an toàn hơn hết là kiêng hẳn, không nên uống rượu bia.
Dược sĩ Nguyễn Hữu Đức (bài do bạn Loan Phan giới thiệu)
Đối với nhiều người, uống thuốc với bất cứ nước gì có vẻ không quan trọng, thậm chí có người lựa chọn hẳn một loại nước có mùi vị thích hợp, nhằm loại trừ cảm giác khó chịu do dùng thuốc. Như có người uống thuốc với nước trà hoặc với nước trái cây (nước cam, nước chanh…) thậm chí với bia rượu
*Nước gì tốt nhất?
Tùy trường hợp, có loại nước hoàn toàn không thích hợp vì nếu uống với thuốc sẽ làm mất tác dụng của thuốc hay gây hại đối với cơ thể, cụ thể như sau:
bác sĩ hay dược sĩ để được tư vấn.