Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

Ba thách thức cho ngành y tế toàn cầu năm 2017

Bên cạnh những vấn đề phổ biến như thay đổi khí hậu hoặc xoá đói giảm nghèo, liệu chúng ta còn phải đối mặt với các thách thức lớn nào trong năm 2017?

1. Làm sao ta có thể chống lại những vi khuẩn có khả năng chống thuốc kháng sinh?

image

Cần có nhiều nỗ lực hơn trong việc cải thiện khả năng phát hiện, chữa trị cũng như phòng ngừa các vi khuẩn gây nhiễm trùng có khả năng chống thuốc kháng sinh
.

Chúng ta cần đẩy nhanh tốc độ phát triển các thuốc kháng sinh mới để thay thế những loại đã không còn hiệu quả nhằm bảo vệ con người khỏi các bệnh nhiễm trùng gây chết người.

image

Ngành y dược ngày nay thường phụ thuộc vào thuốc do bác sĩ cung cấp có hiệu quả đến đâu. Tuy nhiên nhiều loại bệnh nhiễm trùng đã ngày càng khó chữa vì các loại vi khuẩn đang có khả năng chống lại thuốc kháng sinh hiện có.

Các loại vi khuẩn chống kháng sinh là một mối đe doạ rất nghiêm trọng cho sức khoẻ của chúng ta và chúng hiện đang gây ra 700 ngàn trường hợp tử vong mỗi năm trên toàn cầu.

Chỉ trong một thế hệ, con số này có thể tăng lên đến 10 triệu trường hợp. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể sẽ mất khả năng thực hiện một cách an toàn không chỉ những phương pháp phức tạp nhằm cứu tính mạng người bệnh như hoá trị, cấy ghép nội tạng, mà cả những hình thức phẫu thuật đơn giản như thay xương hông.

image



2. Làm thế nào để có thể đối phó với dịch bệnh toàn cầu?
image

Việc di chuyển ở tầm quốc tế ngày càng tăng trên toàn cầu, quy trình đô thị hoá kèm với khí hậu thay đổi có thể khiến các vi khuẩn có khả năng lan từ nước này sang nước khác nhanh hơn rất nhiều so với trước đây.

image
Điều quan trọng là chúng ta phải tạo ra được các loại vaccine để sẵn sàng đối phó với các nạn dịch toàn cầu, dù là Zika, Ebola hay loại bệnh dịch nào mới

Những dịch bệnh gần đây như SARS, Ebola và Zika cho chúng ta thấy nhân loại thiếu chuẩn bị cho dịch bệnh thế nào. Để đối phó với mối đe doạ này, chúng ta cần các loại vaccine mới, củng cố hệ thống y tế và có sự điều phối chung giữa các quốc gia.

Tổ chức Y tế Thế giới cũng cần có ngân sách lớn hơn và có trách nhiệm phản ứng nhanh chóng và hiệu quả khi dịch bệnh bắt đầu có dấu hiệu lan rộng. Chỉ thông qua đầu tư, điều phối và hợp tác, chúng ta mới có thể chuẩn bị thế giới cho đại dịch bệnh tiếp theo.

image

Trước hết, nhiều nước có dịch vụ y tế quốc gia rất kém, không đủ để phát hiện và đối phó với tình trạng dịch bệnh lan rộng.

Thứ hai, chúng ta không có đủ các loại vaccine, thuốc cũng như phương pháp khám bệnh đối với những dịch bênh có khả năng lây lan trên diện rộng.

Thứ ba, ở cấp độ quốc tế, chúng ta không có một cách làm năng động, mang tính hợp tác, nhằm củng cố những yếu tố cần thiết cho hệ thống chuẩn bị và phản ứng - ví dụ như tăng cường khả năng sản xuất vaccine trong tình huống khẩn cấp, một hệ thống theo dõi liên kết toàn cầu, hoặc các đơn vị phản ứng nhanh.

Việc phối hợp xử lý ba vấn đề trên cần là mối ưu tiên hàng đầu của nhân loại nếu chúng ta muốn đối phó với đại dịch tiếp theo.

Ngân hàng Thế giới ước tính rằng nếu nhân loại phải đối phó với một dịch cúm giống như 'dịch cúm Tây Ban Nha' vào năm 1918, thế giới sẽ phải hứng chịu 71 triệu ca tử vong và khủng hoảng toàn cầu với tổng thiệt hại hơn 3 ngàn tỷ đôla.

image

Dịch Ebola và Zika gần đây đã cho thấy điểm yếu của chúng ta trước những mối đe doạ đến từ vi khuẩn. Chúng cũng cho thấy nhu cầu đối với các biện pháp sẵn sàng trước khi dịch bệnh bùng nổ, và phản ứng trong lúc dịch bệnh bùng nổ.

Tuy nhiên, các dịch bệnh nói trên cũng đã cho thấy khả năng phòng ngừa, chẩn đoán và chữa trị những bệnh lây lan bằng các công nghệ mới. Đây là lúc mà chúng ta có thể đẩy lùi hoặc gánh hậu quả thảm khốc từ một trong những thách thức lớn nhất trong thời đại của mình.

image

3. Làm sao để kéo dài tuổi thọ trung bình?

image

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng tỷ lệ sức khoẻ ứng với chi tiêu y tế có thể giúp phán đoán một số chỉ số về sức khoẻ, ví dụ như tuổi thọ trung bình, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, và tỷ lệ tử vong ở sản phụ.

Yếu tố về gene cũng như dịch vụ y tế có thể có tác động đến các chỉ số này, tuy nhiên các yếu tố xã hội, môi trường có tác động lớn hơn nhiều. Một số đầu tư vào dịch vụ xã hội như đào tạo việc làm, hỗ trợ mua nhà, hỗ trợ dinh dưỡng - hiện nay đều chưa được quan tâm đúng mức.

(theo baomai)