Có
nhiều dấu hiệu trên cơ thể cho biết vấn đề sức khỏe của bạn như: vị trí
mụn, hình bán nguyệt ở móng tay, sắc thái của da… Bên cạnh đó những âm
thanh phát ra từ cơ thể cũng là một dấu hiệu khá chuẩn xác về sức khỏe
mà bạn không nên bỏ qua.
Mỗi
ngày cơ thể phát ra hàng loạt các âm thanh khác nhau như tiếng hắt hơi,
tiếng sột soạt trong tai, tiếng sôi ục ục trong bụng, tiếng ngáy… Trong
số đó, đa phần là hiện tượng bình thường nhưng có một vài trường hợp,
đó có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải những căn bệnh đáng
lo ngại
Tiến
sĩ Kurt Hafer thuỗc Đại học Y Standford và các cộng sự của ông đã tiến
hành các thí nghiệm để giải mã những âm thanh kỳ lạ ấy.
1. Tiếng rít trong mũi
Âm
thanh này xuất hiện nếu khoang mũi của bạn có dịch nhầy, khi không khí
đi qua bị cản trở lại. Bạn hãy vệ sinh mũi thường xuyên khi bị cảm lạnh
hoặc mắc phải các căn bệnh dị ứng để khắc phục hiện tượng này.
Nhưng
nếu sau khi bạn bị chấn thương vùng mũi mà xuất hiện âm thanh này thì
có khả năng nước mắt đã tràn vào các khoang sụn giữa hai cánh mũi. Khi
đó, hãy tới gặp bác sĩ Tai Mũi Họng để được chẩn đoán và điều trị kịp
thời.
2. Tiếng hắt hơi
Hắt
hơi là phản ứng phản xạ tự nhiên của cơ thể khi có dị vật hay mùi lạ
“đột nhập” vào mũi. Một sự thật thú vị về tiếng hắt hơi là tùy thuộc vào
dung tích phổi, kích thước khí quản và lực của các cơ bụng mà mỗi người
phát ra một âm thanh khác nhau.
Nhưng nếu hắt hơi thường xuyên và kéo dài thì có khả năng bạn đang mắc phải một loại bệnh dị ứng nào đó.
3. Tiếng sột soạt khó chịu trong tai
Khi
bạn bị dị ứng hoặc nhiễm trùng, áp suất của máu khi lưu thông trong
động mạch và tĩnh mạch cổ phía sau tai gây ra tiếng sột soạt. Nguyên
nhân là do vòi Ơxtasơ nối liền tai, mũi, họng bị tắc nghẽn khiến âm
thanh truyền vào tai bị bóp nghẹt.
Nếu
gặp hiện tượng này, bạn cũng không cần lo lắng vì vòi Ơxtasơ có cơ chế
tự vệ sinh hoặc bạn có thể sử dụng bổ sung các loại thuốc kháng sinh
hoặc thuốc thông mũi để thúc đẩy quá trình này.
4. Tiếng ù trong tai
Khi
sóng âm truyền đến tai, các tế bào lông sẽ chuyển hoá chúng thành các
tín hiệu điện. Sau đó, hệ thống vòng xoắn ốc nằm trong tai giữa sẽ
truyền tín hiệu này về não. Quá trình này diễn ra thường xuyên và liên
tục ngay cả khi tai không tiếp nhận âm thanh mới.
Do vậy, việc thỉnh thoảng có tiếng ù tai xuất hiện là chuyện bình thường.
Nếu
tình trạng ù tai kéo dài quá hai ngày kèm theo đau rát và chóng mặt,
bạn cần đi khám bởi có thể khả năng bạn đã bị nhiễm trùng tai hoặc các
vấn đề về thần kinh.
5. Tiếng ợ hơi
Âm
thanh này xuất hiện khi không khí trào ngược từ dạy dày đến khoang
miệng. Đây là hiện tượng bình thường trong quá trình hít thở qua đường
miệng. Bạn nên ăn chậm, tránh mở miệng to khi giao tiếp và ngừng uống
các thức uống có gas để hạn chế hiện tượng này.
Nếu khi ợ, bạn thấy cảm thấy nóng ngực, hoặc đau họng thì rất có khả năng bạn đã mắc phải chứng trào ngược dạ dày thực quản.
6. Nấc cục
Hiện
tượng nấc cục xảy ra do cảm giác hồi hộp, chướng bụng sau bữa ăn no
hoặc tác dụng phụ của các loại thuốc. Để chữa nấc cụt, bạn có thể nín
thở để tăng nồng độ carbon dioxide trong phổi, giúp hệ thống cơ hoành
được ổn định và thả lỏng.
Nhưng
nếu bị nấc cục kéo dài hơn 48 giờ thì có khả năng dây thần kinh của bạn
bị kích ứng quá mức do mắc phải các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh
trung ương.
7. Tiếng sôi ùng ục trong bụng
Tiếng động này là dấu hiệu cho thấy dạ dày đang tiêu hóa những phần thức ăn cuối cùng, bạn nên nạp thêm năng lượng cho cơ thể.
Nhưng
nếu bụng sôi xuất hiện cùng với hiện tượng chuột rút, đau hoặc buồn nôn
thì rất có thể bạn đã bị tắc ruột. Khi đó, hãy nhanh chóng đến bệnh
viện để khám và phẫu thuật nếu cần.
8. Tiếng “xì hơi”
“Xì hơi” (hay trung tiện) xuất hiện khi các vi khuẩn đường ruột phân hủy thức ăn chứa nhiều chất xơ, như rau củ và các loại đậu.
Nhưng
nếu sau khi bạn ăn các thực phẩm từ sữa mà xuất hiện hiện tượng “xì
hơi” cùng với chuột rút và tiêu chảy thì có thể bạn đã nạp một lượng quá
mức đường lactose. Còn nếu triệu chứng này xuất hiện sau khi uống soda
hoặc nước ép trái cây, rất có thể bạn đã mắc chứng rối loạn tiêu hóa.
9. Xì hơi ở bộ phận sinh dục nữ
Tiếng
động này xuất hiện khi không khí bị mắc kẹt ở cửa âm đạo bị đẩy ra
ngoài trong quá trình “quan hệ”. Để hạn chế hiện tượng này, bạn nên
luyện tập các bài tập tăng cường độ dẻo dai cho xương chậu, giúp cản khí
đi vào âm đạo.
Nếu
âm thanh này xuất hiện kèm theo mùi hôi, bạn nên đến bệnh viện để thăm
khám và tiến hành phẫu thuật chỉnh hình nếu cần. Bởi rất có thể bạn đang
có một lỗ rò ở trực tràng – âm đạo.
10. Tiếng “cót két” ở các khớp xương
Hiện
tượng này xuất hiện khi bạn ngồi xuống và đứng lên. Khi đó, áp suất ở
các khớp nối sẽ thay đổi và hình thành các bọt bóng nhỏ trong lớp dịch
bôi trơn. Khi các bọt bóng này nổ sẽ tạo ra âm thanh tương tự tiếng “kẽo
kẹt”.
Nếu âm thanh này xuất hiện kèm theo đau cơ, căng cơ, có khả năng bạn đã bị đứt dây chằng, chấn thương sụn hoặc gãy xương.
11. Tiếng thở khò khè
Âm thanh là có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn, dị ứng hoặc thậm chí là suy tim sung huyết xảy ra khi bị viêm phổi.
12. Tiếng ngáy khi ngủ say
Ngáy nhè nhẹ khi ngủ say là dấu hiệu cho thấy bạn đã trải qua một ngày làm việc vất vả.
Nhưng
trong một số trường hợp, ngủ ngáy có thể là biểu hiện của chứng ngừng
thở khi ngủ. Vì vậy, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn cách khắc phục
nếu bị thường xuyên bị kêu ca vì tiếng ngáy của mình.
13. Tiếng ho khục khặc
Nếu
bạn có triệu chứng này, đặc biệt thường xảy ra vào ban đêm thì có khả
năng bạn đã mắc phải chứng ho gà. Tiếng khò khè này xuất hiện khi đường
thở của người bệnh bị viêm do nhiễm khuẩn. Đây là căn bệnh cực kỳ nguy
hiểm đối với trẻ nhỏ.
14. Tiếng nghiến răng kèn kẹt
Tiếng này phát ra khi đi ngủ chứng tỏ bạn bị bệnh nghiến răng khi ngủ. Một số tác hại của chứng bệnh này:
- Làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ răng: Răng sẽ bị mất hết lớp men, lộ ra lớp ngà vàng hơn, bị ê buốt, nứt gãy các múi răng, lung lay hoặc rụng. Tình trạng này nếu kéo dài có thể làm hư hỏng các phục hồi nha khoa như làm gãy, sứt miếng hàn, gãy các hàm giả tháo lắp hoặc cố định.
- Dẫn đến các bệnh về răng miệng nếu không được xử lý kịp thời: Giảm độ chắc của răng, khiến răng bị yếu, dễ bị sâu răng,…
- Gây đau cơ: Do các cơ hàm bị co thắt trong suốt thời gian nghiến khiến người mắc phải tật này có thể bị mỏi, đau các cơ, đau đầu, cổ.
- Có thể gây ra các biến dạng trên khuôn mặt: Các cơ hoạt động quá mức trong khi bị nghiến răng có thể bị phì đại, làm cho khuôn mặt bị mất cân xứng hoặc có dạng vuông, rối loạn khớp thái dương-hàm với các dấu hiệu đầu tiên thường thấy là khó chịu hoặc đau ở khớp, há miệng, nhai hay nói chuyện khó, mỏi hàm, có tiếng kêu lạ,…
Nếu thường xuyện bị nghiến răng, hãy ngậm một chút đường trước khi ngủ .