Vi vậy làm sao bạn có thể phân biệt vitamin và chất bổ sung nào là an toàn và hữu hiệu Dưới đây là sáu điều có thể giúp ích cho bạn
1. Vitamin tổng hợp(synthetic vitamins)
Có một sự khác biệt lớn lao giữa các vitamin thiên nhiên có trong thực phẩm với " thứ gọi là" vitamin được thêm vào nhiều chất bổ sung dinh dưỡng thịnh hành nhất. Các vitamin từ thực phẫm nguyên vẹn (whole food) có sẵn một cách tự nhiên trong các thực phẩm, thực vật và thảo mộc. Trong khi đó các vitamin tỗng hợp (synthetized vitamin) được sản xuất trong phòng thí nghiệm và có thể có nguổn gốc từ những nguồn độc hại như dầu hắc và dầu hỏa
Làm sao phân biệt? Các vitamin tổng hợp được liệt kê trên nhãn dán thành phần ( ingredient table) của sản phẩm dưới tên riêng biệt (isolated name) của chúng--ascorbic acid (vitamin C), riboflavin (vitamin B2) và dl-alpha tocopherol acetate (vitamin E) là những thí dụ về những chất vitamin tỗng hợp thông thường được thêm vào các vitamin và chất bổ sung kể các multivitamin. Bạn chỉ nên tiêu thụ các vitamin và chất bổ sung từ thực phẩm nguyên vẹn, bao gồm cả những vitamin và chất bỗ sung được miêu tả rõ ràng là có nguồn gốc thực vật và các nguồn thiên nhiên khác
Theo Hội Organic Consumers Association (OCA) vitamin tổng hợp có thể kích thích chuyển hoá của tế bào (cell's metabolism) nhưng không thể nâng cấp hoặc thay thế các thành phần cấu tạo tế bào với những nguyên tố có chất lượng tốt hơn. Kết qu ả là tế bào bị suy thoái (degraded cell)
Đọc thêm http://www.organicconsumers.org/nutricon/qa.cfm
2. Magnesium stearate
Nhiều chất bổ sung , kễ cả những chất bổ sung do các thương hiệu tin cậy sản xuất , có chứa chất phụ gia magnesium stearate, chất này với thởi gian có thể ngăn cản cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng. Thật vậy nếu dùng chất này một cách thường xuyên một màng phim sinh học (biofilm) có hại sẽ phát triển bên trong ruột dẫn đến những vấn để về tiêu hóa
Mẵc dầu trong tên cũa nó có chữ magnesium, nhưng chất magnesium stearate không phải là nguồn cung cấp chất dinh dưởng magnesium. Lý do duy nhất các nhà sản xuất thêm chất giống bột phấn này vào sản phẩm cũa họ là để cho các thiết bị sản xuất hoạt động dễ dàng hơn. Thế nhưng hậu quả lâu dài trên sức khỏe không đáng để các ngưởi tiêu dùng phải gánh chịu rùi ro nói trên
3. Titanium dioxide
Titanium dioxide là một chất phụ gia khác được thêm vào nhiều chất bổ sung như là một thuốc nhuộm mầu. Thí nghiệm cho thấy là chất này có liên hệ với các rối loạn tự miễn nhiễm, ung thư và nhiều bệnh khác nữa. Ngoài sự kiện là thuộc nhóm những chất gây tỗn thương cho tế bào, titanium dioxide cỏn không có bất cứ một lợi ích trị liệu nào ,do đó không có lý do để dùng trong các chất bổ sung sức khoẻ
Cơ quan International Agency for Research on Cancer (IARC) cho biết có những bằng chứng cho thấy các bụi siêu mịn tititanium dioxide ở nồng độ cao có thể gây ung thư đường hô hấp cho chuột
Đọc thêm http://www.naturalnews.com/027000_titanium_dioxide_vitamins.html
4. Các mầu nhân tạo (artificail colors)
Tuy rằng không còn thuờng được dùng trong các thương hiệu vitamin và chất bổ sung uy tín, các chất mầu vẫn còn được nhiểu chất bổ sung thuộc dòng chính sử dụng. Chẳng hạn như chất bổ sung Centrum của hãng Pfizer có chứa các tác nhận nhuộm mầu FD&C Blue No. 2 Aluminum Lake và FD&C Red No. 40 Aluminum Lake, cả hai đều là độc tố thần kinh. Ngay cả các vitamin dành cho trẻ em Flintstones Complete cũng chứa hai tác nhân trên và những chất nhuộm mầu độc hại khác
Đ ọc thêm http://www.greenmedinfo.com
5. Các sinh vật biến đổi gien (Genetically-modified organisms-GMOs).
Nếu trong công thức vitamin hay chất bổ sung có những thành phần như maltodextrin, citric acid, dextrose, chất độn gốc thực vật (fillers) , đường đủ loại, và thậm chí vitamin C tổng hợp (ascorbic acid) thì có nhiều khả năng là trong sản phẩm có GMOs. Trừ phi trên nhãn dán có ghi " GMO-free" thì một vitamin bổ sung không phải gốc thực phẫm nguyên vẹn (whole food) sẽ có nhiều khả năng chứa những thành phần có nguốn gốc GMOs
Dầu đậu nành thuờng được dùng làm chất độn (filler) cho những chất bổ sung chứa trong nang bằng gel (gelcap-based supplements) là một nguồn GMOs thông thường. Vitamin E là một chất phụ GMOs khác được làm từ đậu nành . Những thành phần GMOs thông thường khác gồm có soy lecithin, inositol, choline, dầu thực vật, và celluloz thực vật (vegetable cellulose).
Đọc thêm http://www.responsibletechnology.org/docs/Non-GMO-Shopping-Guide.pdf
6. Chiếu xạ (Irradiation)
Hiện nay Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẫm (FDA) cấm không cho dùng bức xạ để khử trùng các chất bổ sung dinh dưỡng. Điều này không có nghĩa là những thành phần thô dùng trong các chất bổ sung dinh dưởng đã không được chiếu xạ. Một nghiên cứu của European Commission vào năm 2012 đã phát hiện là gần phân nửa các chất bổ sung dinh dưỡng được xét nghiệm tại Châu Âu có chứa những thành phần đả được chiếu xạ bất hợp pháp
Đọc thêm http://www.nutraingredients.com
Hấu hêt các nhà sàn xuất chất bổ sung đều khẳng định là các sản phẩm của họ không có chiếu xạ , nhưng nếu muốn chắc chắn thì tốt nhất là hỏi thẳng họ