Katalin Karikó và con gái Susan Francia tham dự Gala TIME100 2022 tại Jazz ở Trung tâm Lincoln vào ngày 08 Tháng Sáu 2022 tại Thành phố New York. (ảnh: Sean Zanni/Patrick McMullan via Getty Images)
Katalin Karikó, người phụ nữ 68 tuổi, cùng với nhà khoa học Drew Weissman được trao giải Nobel sinh học và y học với công trình nghiên cứu về vaccine mRNA, được coi là đỉnh cao của thành tựu khoa học, chia sẻ cách bà nuôi dạy con cái của mình như thế nào.
Sự nghiệp của Karikó là bài học về lòng kiên trì. Theo Karikó, kiên trì và tự tin không chỉ khiến bà trở thành một nhà khoa học giỏi, mà nhờ có đức tính đó, bà biết cách nuôi dạy con khá tốt.
Công trình của bà về mRNA, chất truyền tin di truyền gửi hướng dẫn DNA để tạo ra các protein, từng nhiều lần bị bác bỏ. Trong thời gian làm việc tại University of Pennsylvania, bà đã gặp khó khăn để giữ được nguồn tài trợ, và phải chuyển từ phòng thí nghiệm này sang phòng thí nghiệm khác.
Katalin Kariko tại cuộc họp báo ở tòa nhà Viện Hàn lâm Khoa học Hungary, Budapest, Hungary vào ngày 11 Tháng Mười 2023. (ảnh: Janos Kummer/Getty Images)
Mặc dù đã “bị giáng chức bốn lần,” bà chia sẻ rằng mình chưa bao giờ cân nhắc việc chuyển hướng tập trung của bản thân về nghề nghiệp. Bà nói với CNBC Make It, khi thực hiện nghiên cứu, vào năm 1989, không ai nghĩ rằng mRNA là hữu ích, nhưng bà đã nhìn thấy được một hứa hẹn.
Đối với bà, cùng với sự tiến bộ không ngừng, dù rất nhỏ, đã khiến những đêm thức khuya làm việc trở nên đáng giá. Bà nói: “Tôi cảm thấy thành công khi người khác coi tôi là người không thành công, vì tôi có toàn quyền kiểm soát những gì mình đang làm.”
Con gái của bà, Susan Francia, từng hai lần đoạt huy chương vàng Olympic. Francia có bằng đại học và thạc sĩ của University of Pennsylvania và bằng MBA của University of California, Los Angeles.
Khi mọi người hỏi Karikó làm thế nào để xoay sở giữa một sự nghiệp đòi hỏi nhiều sự khắt khe và một đứa con, bà trả lời: “Tôi chỉ nói với họ rằng đừng có suốt ngày chăm bẵm về con cái, thay vì chiều chuộng quá mức, hãy làm gương cho chúng.”
Với chiều cao 6.2 feet, nhiều người cho rằng cô bé sẽ rất hợp với môn bóng rổ, nhưng Francia thì không. Karikó nói, càng lớn Francia càng thích chơi thể thao, nhưng cô bé không thực sự xuất sắc ở bất kỳ môn nào. Giống mẹ mình, Francia có cả tính tích cực và kiên trì.
Francia gia nhập đội chèo thuyền vào năm thứ hai đại học, tại University of Pennsylvania, năm 2002. Sau khi tốt nghiệp năm 2004, cô đã gia nhập U.S. Rowing Senior National Team (đội tuyển chèo thuyền cấp quốc gia) và giành Huy Chương Vàng Olympics vào năm 2008 và 2012.
Karikó cho rằng những danh hiệu của con gái bà là có cải thiện và điều đó cho thấy con bà đã đi lên từ dở tệ đến bình thường. Theo bà, thành công của Francia không đến từ việc tự ghi danh học thêm, hoặc đi dạy kèm, mà là cô gái biết quan sát những người xung quanh mình, và rồi quyết tâm và tập trung để đạt được mục tiêu.
Karikó nói với các bạn trẻ: “Bạn quan sát xem cha mẹ mình liên lạc với nhau như thế nào, cũng như cách cha mẹ thăm hỏi ông bà, hàng xóm, bạn bè… ra sao. Ở trường, bạn quan sát cách giáo viên làm việc. Đó là những gì định hình nên bạn.”
Karikó cho biết việc quan sát cha mẹ bà làm việc chăm chỉ và giữ tinh thần tích cực là điều quan trọng đối với sự phát triển của Francia hơn bất kỳ nguồn lực nào mà có khi, tiền cũng không mua được.
Bà cho biết thêm, trẻ em cũng cảm thấy tự hào và độc lập khi có một số quyền tự chủ.
“Tôi thường phải dậy sớm đi làm để tránh bị kẹt xe,” bà kể. “6 giờ sáng tôi đã có mặt trong phòng thí nghiệm. Con gái tôi biết mình phải thức dậy và đôi khi phải chuẩn bị bữa sáng cho bố. Ông chồng tôi thường làm việc ban đêm, sáng sớm mới về nhà. Con bé biết chăm sóc gia đình và rất có trách nhiệm.”
Karikó nói: “Trẻ em tiếp thu thói quen của bạn chứ không phải lời nói của bạn. Cách tốt nhất để nuôi dạy một đứa trẻ kiên cường là tự mình thể hiện những đức tính đó để làm gương cho con.”
Duy Lê /Saigon Nhỏ/anle20