Phát hiện mới về tuổi thọ:Các nghiên cứu đã chứng minh được rằng, ăn ít hơn 30% có thể kéo dài được tuổi thọ thêm 20 năm.
Nhiều người khó kiểm soát được mức độ tiêu thụ thức ăn. (Ảnh minh họa)
Nhiều người khó kiểm soát được mức độ tiêu thụ thức ăn. Như mọi người đều biết, hệ tiêu hóa hoạt động quá tải lâu ngày dễ dẫn đến béo phù, các bệnh đường tiêu hóa,… Và thức ăn quá nhiều trong dạ dày còn có thể gây tăng áp lực lồng ngực, thậm chí làm giảm lượng máu cung cấp cho tim và não, làm tăng hoạt động cho não. Từ đó có thể gây mệt mỏi, giảm trí nhớ và các hệ lụy khác.
Các nghiên cứu đã chứng minh, ăn ít hơn 30% có thể kéo dài được tuổi thọ thêm 20 năm. Các nhà khoa học tại Viện Lão hóa Quốc gia Hoa Kỳ đã sử dụng khỉ Rhesus có gene giống con người làm đối tượng thí nghiệm. Sau 20 năm theo dõi, họ phát hiện rằng, so với những con khỉ ăn đủ bữa, những con khỉ ăn ít hơn mỗi ngày 30% lượng thức ăn có đặc điểm sau:
- Tuổi thọ trung bình vượt hơn 20 năm, tuổi thọ dài nhất có thể lên tới 43 năm.
- Lão hóa chậm hơn, không có dấu hiệu lão hóa về ngoài hình sau tuổi 30.
- Cơ thể khỏe mạnh hơn, tỷ lện mắc bệnh ung thư và bệnh tim giảm. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường là 0.
- Tỷ lệ tử vong thấp hơn lên tới 37% so với các con khỉ ăn uống tự do.
Về lý do tại sao có kết quả này, các nhà khoa học đã giải thích:
– Kiểm soát cân nặng: Khi ăn quá nhiều, cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu và tăng gánh nặng cho quá trình tiêu hóa, trao đổi chất.
Trên thực tế, khi bạn no 70%, cơ thể sẽ được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, không bị đói trước cũng như không tích trữ quá nhiều chất béo. Điều này có thể giúp chúng ta duy trì cân nặng tốt hơn.
Béo phì có liên quan đến sự xuất hiện của 13 loại ung thư và ít nhất 2,8 triệu người trên thế giới qua đời vì béo phì mỗi năm.
– Ức chế tình trạng viêm mãn tính: Một nghiên cứu được công bố trên Sciene xác nhận, ăn 1 bữa no sẽ có thay đổi biểu hiện gene của mô mỡ, giảm mức độ các yếu tố gây viêm trong cơ thể và giảm phản ứng căng thẳng. Các yếu tố gây viêm có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Chúng có thể phá hủy nội mô mạch máu và làm tăn nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch máu não. Chúng có thể làm giảm tốc độ đào thải các tế bào bạch cầu của cơ thể và đẩy nhanh quá trình lão hóa.
– Bảo vệ ty thể: Ty thể là nguồn năng lượng của tế bào cơ thể và cũng có thể loại bỏ các gốc tự do và là cơ quan điều chỉnh chính của quá trình trao đổi chất. Ăn ít hơn cũng có thể giúp ổn định mạng lưới trao đổi chất của ty thể và giữ cho tế bào ở trạng thái “trẻ”, từ đó làm chậm quá trình lão hóa.
_ Kích hoạt tế bào thần kinh não: Ăn ít calo hơn sẽ tiêu tốn một chất hóa học trong não, gọi là axit kynurenic. Chất này càng ít thì các tế bào thần kinh liên quan đến tư duy sẽ càng hoạt động nhiều hơn, giúp suy nghĩ nhanh hơn.
Ăn ít tức là không ăn cơm, thịt?
No 70% làm cảm giác chưa no hẳn, ham muốn ăn giảm, tốc độ ăn cũng chậm lại đáng kể. Nhưng trong suy nghĩ của nhiều người, no 70% nghĩa là ăn ít hoặc không ăn cơm, thịt.
1. Chế độ ăn kiêng low-carb nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Thực phẩm thiết yếu là nguồn gốc carbonhydrate quan trọng nhất. Việc ăn không đủ thực phẩm thiết yếu sẽ dẫn đến trầm cảm trong thời gian ngắn và khiến bạn phản ứng chậm chạp theo thời gian.
Phụ nữ có thể bị rối loạn kinh nguyệt, trong khi nam giới giảm mức testosterone. Và thậm chí có nguy cơ mắc nhiều loại bệnh bao gồm tiểu đường, bệnh tim, bệnh Alzheimer,…
Vì vậy, lượng ngũ cốc, khoai tây và các loại đỗ khuyến nghị mỗi ngày là 250g – 400g, không nên bỏ ăn vì sợ béo hoặc tăng đường huyết.
Ăn ít hoặc không ăn thịt trong thời gian dài dễ dẫn đến cung cấp không đủ protein cho cơ thể. (Ảnh minh họa).
2. Dinh dưỡng của thịt là không thể thay thế
Thịt rất giàu protein cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người như sắt, kém và vitamin B12.
Ăn ít hoặc không ăn thịt trong thời gian dài dễ dẫn đến cung cấp không đủ protein và giảm sản xuất globulin miễn dịch, giảm khả năng miễn dịch và mắc nhiều bệnh khác nhau như thiếu sắt gây thiếu máu, thiếu vitamin B12 khiến hồng cầu tổn thương, tổn thương tế bào thần kinh dẫn đến chứng mất trí nhớ,…
Vì vậy, bạn cần đảm bảo 120 – 200g thực phẩm là thịt động vật, thủy sản mỗi ngày và ít nhất 2 lần/tuần.
Ăn ít có nghĩa là giảm tổng lượng calo nạp vào và duy trì cảm giác đói nhẹ trong khi vẫn đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng, thay vì ăn kiêng quá khắc khổ. Nếu bạn không ăn thịt trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái suy nhược cơ thể.
Cách ăn uống lành mạnh
Vậy làm thế nào để chế độ dinh dưỡng trở nên khoa học hơn. Bạn có thể tham khảo những nguyên tắc sau.
1. Thực phẩm đa dạng và kết hợp hợp lý
Bạn nên ăn nhiều hơn 12 loại thực phẩm mỗi ngày và hơn 25 loại thực phẩm mỗi tuần để đạt được dinh dưỡng toàn diện. Chế độ ăn hàng ngày cần được kết hợp đa dạng: tinh bột, rau quả, trái cây, thịt gia cầm, sữa, các loại đỗ,…
2. Không bỏ bữa ăn sáng
Bữa ăn sáng phải đầy đủ và ngon miệng. Ăn sáng giúp lượng glucose được cung cấp đủ cho não, khiến bạn cảm thấy no và tập trung hơn. Bạn nên ăn sáng trước 9 giờ, đây là thời điểm chuyển hóa tốt. Một số người bận rộn cũng nên có những bữa sáng nhẹ nhàng như ngũ cốc ăn liền, các loại hạt. Điều này không mất nhiều thời gian, giúp cơ thể bảo đảm đầy đủ dinh dưỡng.
3. Ăn nhẹ vào buổi tối
Vào buổi tối, bạn nên giảm lượng thức ăn nhiều chất béo, calo. Đồng thời, hãy tăng cường những thực phẩm lành mạnh như rau xanh, trái cây. Thời điểm ăn tối tốt nhất là từ 6-7 giờ. Nếu ăn quá sớm, bạn có thể bị đói khi đi ngủ, gây ảnh hưởng chất lượng ngủ và sức khỏe của dạ dày, làm tăng nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa.
4. Nhai chậm và tập trung ăn
Cảm nhận “no” chỉ có thể được cảm nhận chính xác khi bạn tập trung ăn uống. Nếu bạn vừa ăn vừa trò chuyện, xem ti vim nghịch điện thoại sẽ khó nhận ra sự thay đổi của cảm giác no và bạn sẽ ăn quá nhiều mà không nhận ra.
Theo Phụ Nữ Số / khoa học TV