Não bộ rất quan trọng, một số người có trí nhớ tuyệt vời và không hay quên gì. Một số người lại ngược lại, hay quên đông quên tây, khiến hiệu quả học tập, làm việc giảm sút. Nguyên nhân không chỉ liên quan đến di truyền và các yếu tố môi trường, mà còn liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của cơ thể.
Những thực phẩm chứa kim loại nặng, có hại cho não
Thời đại đổi mới không ngừng, rất nhiều người trong bữa ăn không thể không có thịt, gia vị thanh đạm quá cũng ăn không nổi, càng ngày càng ít ăn rau. Họ không biết rằng “bệnh tật từ miệng mà ra”. Bạn có biết rằng một số thói quen ăn uống tưởng chừng như vô hại nhưng lại mang nhiều nguy hại cho sức khỏe.
Trong não có hàng nghìn tỷ tế bào thần kinh tham gia vào các hoạt động “nặng nhọc” hàng ngày, nếu không được cung cấp đủ năng lượng từ chất dinh dưỡng sẽ dễ bị bệnh đãng trí và giảm khả năng làm việc. Vậy chế độ dinh dưỡng nào có thể khiến não bộ chậm phát triển?
Ăn 4 loại thực phẩm chứa kim loại nặng này sẽ làm tổn thương não bộ:
1. Hải sản nuôi trồng không đúng tiêu chuẩn có hàm lượng thủy ngân cao
Nguyên tố thủy ngân chủ yếu đến từ nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Việc nuôi trồng thủy sản không đúng tiêu chuẩn an toàn có thể khiến các loại thủy sản có thể tiếp xúc với các kim loại nặng này.
Người nạp vào cơ thể thực phẩm chứa quá nhiều thủy ngân và có thể cản trở chất dẫn truyền thần kinh, làm gián đoạn quá trình truyền thông tin của não, dẫn đến đau đầu, giảm thính lực và tỷ lệ mắc các bệnh về não cao.
Cẩn trọng nguồn nước ô nhiễm trong nuôi trồng thủy sản.
2. Thực phẩm chế biến, phụ gia thực phẩm chứa nhôm
Thực phẩm chứa nhôm thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm có thêm Kali alum (chất phèn chua) làm chất tạo men để tiết kiệm chi phí và cải thiện hương vị, chẳng hạn như bột chiên xù, bánh nhãn, bánh chiên... Các loại thực phẩm chế biến sẵn như bánh trứng, bánh rán, khoai tây chiên...
Nhôm có thể ức chế hoạt động của các enzym trong não, khiến ghi nhớ kém, giảm khả năng tư duy, thậm chí gây mất trí nhớ. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hàm lượng nhôm trong não của bệnh nhân Alzheimer gấp khoảng 2 đến 30 lần so với người bình thường.
3. Thực phẩm đóng hộp có thể chứa chì
Chì là “sát thủ” lớn của tế bào não.
Chì trong thực phẩm chủ yếu là do kết quả của quá trình chế biến thực phẩm hoặc quá trình sản xuất có chứa chì như trứng bảo quản, giăm bông đóng hộp, các loại thực phẩm đóng hộp.
Chì là “sát thủ” lớn của tế bào não, khi hàm lượng chì vượt quá giới hạn cho phép, các ion chì sẽ kết hợp với protein và axit amin, gây tắc nghẽn nguồn cung cấp dinh dưỡng cho não và phá hủy tế bào não.
Hãy là người tiêu dùng thông thái. Tất nhiên, bạn nên tìm đến các nơi mua thịt và rau có kiểm định chất lượng, dù đắt hơn một chút nhưng sẽ khiến bạn yên tâm hơn.
4. Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều lưu huỳnh
Một nghiên cứu trên 30.000 phụ nữ cho thấy ăn thực phẩm có chứa chất lưu huỳnh có nguy cơ ung thư trực tràng.Nhóm của Giáo sư Andrew T. Chan từ Trường Đại học Y khoa Buddha đã thực hiện một nghiên cứu trên quy mô lớn với chủ yếu là phụ nữ trẻ và trung niên.
Để măng không bị mốc, người ta sẽ sử dụng biện pháp xông qua lưu huỳnh.
Để măng không bị mốc, người ta sẽ sử dụng biện pháp xông qua khí lưu huỳnh (SO2). Nếu vượt quá ngưỡng cho phép, lưu huỳnh trong măng khô có thể gây tổn hại sức khỏe.
Họ phát hiện ra rằng nếu ăn nhiều thịt hay đồ qua chế biến và không ăn đủ rau cùng các loại đậu sẽ có ảnh hưởng đến đường ruột. Sự gia tăng số lượng vi khuẩn chuyển hóa lưu huỳnhh có liên quan chặt chẽ và tỉ lệ thuận với tỷ lệ mắc bệnh u tuyến đại trực tràng khởi phát sớm.
Thói quen ăn uống không lành mạnh sẽ làm thay đổi môi trường vi khuẩn ban đầu của ruột, đặc biệt là sự gia tăng các vi sinh vật chuyển hóa lưu huỳnh trong ruột sẽ tạo ra nhiều hydro sulfua (H2S). Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng H2S là một chất độc hại có mùi trứng thối, có thể thúc đẩy ung thư đường ruột.
Các vi sinh vật có hàm lượng lưu huỳnh cao thường đi vào ruột qua thức ăn. Các thực phẩm có hàm lượng lưu huỳnh cao là thịt đã qua chế biến, nước hoa quả đóng chai, bánh kẹo chế biến thủ công...
Theo khoahoc.tv nguoiphuongnam