1. Thiền định
Thiền chánh niệm làm tăng hoạt động ở vỏ não trước trán bên trái, vùng não chịu trách nhiệm về sự bình tĩnh và hạnh phúc.
2. Dành thời gian cho người thân
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi mọi người dành 6 – 7 giờ với bạn bè và gia đình, họ có khả năng cảm thấy hạnh phúc cao gấp 12 lần so với căng thẳng.
3. Tìm cảm hứng của bạn
Trải nghiệm “dòng chảy” – các hoạt động như đọc hoặc viết khiến bạn chú ý nhiều hơn và thời gian dường như biến mất – có thể làm tăng cảm giác hạnh phúc của bạn.
4. Sống có mục đích
Những người nhận thức được mục đích hoặc sứ mệnh sâu sắc hơn trong cuộc sống sẽ hạnh phúc hơn.
Một sự nghiệp thành công, một gia đình, một niềm tin hay việc theo đuổi những mục tiêu phù hợp với giá trị cốt lõi của mình đều là những cách để bạn tìm thấy ý nghĩa cuộc sống.
5. Đừng tước đoạt thời gian ngủ
Theo các nhà nghiên cứu, mỗi người nên ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm. Cơ thể cần giấc ngủ sâu để cải thiện tâm trạng và phục hồi khả năng miễn dịch.
6. Thử điều mới và tận hưởng trải nghiệm tốt
Thử những điều mới thực sự có thể thay đổi chất hóa học trong não. Hoạt động mới lạ có thể kích hoạt những hóa chất liên quan đến tâm trạng. Học những điều mới cho chúng tai những ý tưởng và thông tin mới, giúp tập trung và tò mò về thế giới. Điều này có thể mang lại sự tự tin và khiến chúng ta hạnh phúc hơn.
Tận hưởng những trải nghiệm tốt đẹp có thể khiến bạn hạnh phúc hơn, biết ơn hơn và tràn đầy hy vọng hơn.
7. Mơ mộng và/hoặc hình dung
Nghiên cứu cho thấy phần não chịu trách nhiệm về cảm giác hạnh phúc có thể được kích hoạt bằng cách nghĩ về điều gì đó thú vị.
Vì vậy, hãy cố gắng hình dung, mơ mộng về một số điều làm bạn hạnh phúc.
8. Hãy biết ơn
Thực hành lòng biết ơn có thể làm tăng cảm giác hạnh phúc. Trong một nghiên cứu, những người thực hành lòng biết ơn bằng cách viết ra 3 điều tốt mỗi ngày trong một tuần sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn và ít phiền muộn hơn trong vòng 6 tháng
Lòng biết ơn giúp bạn có những cảm xúc tích cực hơn, tận hưởng những trải nghiệm tốt đẹp, cải thiện sức khỏe. Nó còn giúp bạn đối phó với nghịch cảnh và xây dựng các mối quan hệ bền chặt.
9. Tăng cường giao tiếp
Giao tiếp với những ai có nhu cầu, đặc biệt là người lạ, hoặc khi không biết rõ về họ. Điều này mang lại cảm giác có ý nghĩa, tăng cảm giác về năng lực và thường cải thiện tâm trạng, giảm áp lực.
10. Tập thể dục
Tập thể dục thúc đẩy sản xuất hormon endorphin nội sinh, chất đã được chứng minh là có tác động tích cực với trầm cảm. Đặc biệt là những bài tập đòi hỏi vận động toàn bộ cơ thể.
Nguồn: Aboluowang (Tống Vân)-Thiện Tâm biên dịch/vandieuhay