Mỗi lần nhớ lại cuốn truyện Bá Tước Kích Tôn Sơn (Le Comte de Monte Cristo) của A. Dumas, tôi đều cảm thấy rùng mình trước lòng thù hận và sự trả thù của nhân vật chính trong truyện. Nhưng sự tha thứ đối với người gây tổn thương cho mình không phải là dễ thực hiện, dù chúng ta có thể biết rằng tha thứ có lợi cho sức khỏe của chính mình.Gần như tất cả mọi người đều đã từng bị tổn thương bởi những hành động hay lời nói của kẻ khác. Có thể là bạn bị mẹ chỉ trích khả năng làm cha mẹ của bạn, đồng nghiệp phá hoại một dự án của bạn chẳng hạn. Những tổn thương này có thể để lại cho bạn những cảm xúc tức giận, cay đắng hoặc thậm chí ý muốn trả thù.
Nhưng nếu bạn không thực hành sự tha thứ, bạn có thể là một trong những người phải trả giá đắt nhất. Bằng cách tha thứ, bạn có thể có được an bình, hy vọng, lòng biết ơn và niềm vui. Hãy tìm biết tại sao tha thứ có thể dẫn bạn đi trên con đường an lành của thể chất, tình cảm và tâm linh.
Tha thứ là gì?
Nói chung, tha thứ là quyết định buông bỏ sự oán giận và những ý tưởng trả thù. Những chuyện đã làm tổn thương hoặc xúc phạm bạn có thể vẫn còn đó, là một phần của cuộc sống của bạn, nhưng tha thứ có thể làm những giảm ảnh hưởng của chúng lên bạn và giúp bạn tập trung vào những phần tích cực hơn trong cuộc sống của bạn. Sự tha thứ thậm chí có thể làm bạn hiểu biết, cảm thông và từ bi đối với người làm tổn thương bạn.
Sự tha thứ không có nghĩa là bạn cho phép người làm tổn thương bạn tránh trách nhiệm, và nó không giảm thiểu hoặc biện minh cho những sai lầm. Bạn có thể tha thứ cho một người mà không biện minh cho hành động của họ. Sự tha thứ mang lại niềm an bình giúp bạn bỏ qua và tiếp tục tiến bước trong cuộc sống.
Buông bỏ mối hận thù và lòng cay đắng có thể mở đường cho hạnh phúc, sức khỏe và bình an. Tha thứ có thể dẫn đến:
-Những mối quan hệ lành mạnh
-Sự lành mạnh tâm tinh và tâm lý
-Bớt lo âu, căng thẳng và thù nghịch
-Hạ huyết áp
-Triệu chứng của bệnh trầm cảm ít hơn
-Hệ thống miễn dịch mạnh lên
-Cải thiện sức khỏe tim mạch
-Lòng tự trọng tăng cao
Khi đang bị tổn thương bởi người bạn yêu thương và tin tưởng, bạn có thể trở nên giận dữ, buồn hay bối rối. Nếu bạn cứ nghĩ về sự kiện hoặc tình huống gây tổn thương, mối ác cảm đầy oán giận, thù hận và muốn trả thù có thể tạo căn rễ và lớn mạnh. Nếu bạn cho phép những cảm xúc tiêu cực che lấp những cảm xúc tích cực, bạn có thể cảm thấy mình bị nuốt chửng bởi cảm giác cay đắng hoặc cảm thấy bị bất công.
Nếu không thể tha thứ, bạn có thể:
-Mang theo sự tức giận và cay đắng vào mọi mối quan hệ và kinh nghiệm mới
-Luôn nhớ tới những sai lầm thành ra không thể tận hưởng hiện tại
-Trở nên trầm cảm hay lo âu
-Cảm thấy cuộc sống của bạn thiếu ý nghĩa hay mục đích, hoặc là đang đi ngược lại với niềm tin tâm linh của bạn
-Mất đi sự kết nối phong phú đầy giá trị với những người khác
Làm sao để tha thứ
Tha thứ là một cam kết cho một tiến trình thay đổi. Để bắt đầu, bạn có thể:
-Tìm biết về giá trị của sự tha thứ và tầm quan trọng của nó trong cuộc sống của bạn vào một thời gian nào đó.
-Suy nghĩ về các sự kiện của tình hình, cách bạn đã phản ứng, và ảnh hưởng của 2 việc này lên đời sống, sức khỏe và hạnh phúc của bạn
-Chủ động lựa chọn sự tha thứ cho người đã xúc phạm bạn, khi bạn đã sẵn sàng
-Ra khỏi vai trò nạn nhân và chối bỏ ảnh hưởng của người vi phạm và sự việc lên cuộc sống của bạn
Khi đã buông bỏ mối hận thù, bạn sẽ không còn cảm thấy cuộc sống của bạn bị định nghĩa bằng việc bị tổn thương. Bạn thậm chí còn có thể thấy từ bi và hiểu biết.
Tha thứ có thể rất khó khăn, nhất là nếu người làm tổn thương bạn không thừa nhận đã sai hoặc không nói về nỗi buồn của mình. Nếu bạn thấy mình bị mắc kẹt trong tình huống như vậy, hãy:
-Xem xét lại câu chuyện từ quan điểm của người khác.
-Tự hỏi tại sao họ lại cư xử như vậy. Có lẽ bạn sẽ có phản ứng tương tự như vậy nếu bạn gặp phải tình trạng tương tự.
-Suy nghĩ về những lúc bạn đã làm tổn thương người khác và những người đã tha thứ cho bạn.
-Viết nhật ký, cầu nguyện hoặc thiền định - hoặc nói chuyện với một người khôn ngoan và từ bi, chẳng hạn như một nhà lãnh đạo tinh thần, một người cung cấp sức khỏe tâm thần, hoặc một người thân hoặc bạn bè vô tư.
-Nhận ra rằng sự tha thứ là một tiến trình và thậm chí những xúc phạm nhỏ nhặt cũng có thể cần phải được xem xét lại và tha thứ nhiều lần.
Nếu các sự kiện gây tổn thương liên quan đến một người mà bạn coi trọng mối quan hệ với họ, sự tha thứ có thể dẫn đến sự hòa giải, nhưng không phải là luôn luôn như vậy. Hòa giải có thể không xảy ra nếu người phạm tội đã chết hoặc không muốn giao tiếp với bạn. Trong các trường hợp khác, sự hòa giải có thể không thích hợp. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể tha thứ dù không hòa giải.
Nếu bạn chưa đạt tới trạng thái tha thứ, đến gần người làm bạn tổn thương có thể làm bạn phải căng thẳng và căng thẳng. Để đối phó với tình huống này, hãy:
-Nhớ rằng bạn có thể chọn tham dự hoặc tránh các cuộc tụ họp mà bạn người đó sẽ có mặt . Nếu bạn chọn tham dự, không nên ngạc nhiên là sẽ có sự ngượng ngùng hoặc những cảm xúc mãnh liệt hơn khi đối diện.
-Tôn trọng chính mình và làm những gì có vẻ tốt nhất.
-Cố gắng mở rộng trái tim và tâm trí. Bạn có thể thấy rằng kinh nghiệm không vui đó sẽ giúp bạn tiến lên với sự tha thứ.
Bắt một người khác thay đổi hành động, hành vi hay lời nói của họ không phải là mục đích của sự tha thứ. Hãy nghĩ rằng sự tha thứ có thể thay đổi cuộc sống của bạn - bằng cách mang lại cho bạn sự bình an, hạnh phúc, và chữa lành tình cảm và tâm linh. Tha thứ có thể làm tan biến ảnh hưởng mà người kia vẫn tiếp tục có được trên cuộc sống của bạn.
Bước đầu tiên là phải thành thực đánh giá và thừa nhận những sai lầm bạn đã làm và ảnh hưởng của chúng lên người khác. Đồng thời, tránh đánh giá mình quá gay gắt. Bạn là người, và bạn sẽ có những sai lầm.
Nếu đang thực sự hối hận về những gì bạn đã nói hay làm, hãy xem xét thử bạn có thể thú nhận điều đó với người bạn đã làm tổn hại. Nói lên nỗi buồn hay hối tiếc chân thành của bạn, và đặc biệt xin được tha thứ - mà không bào chữa.
Hãy nhớ rằng, bạn không thể ép buộc một người nào đó tha thứ cho bạn. Mỗi người đề cần phải đi đến việc tha thứ bằng cách và tốc độ riêng của họ. Dù kết quả ra sao, bạn hãy cam kết sẽ đối xử với người khác bằng tình thương, sự đồng cảm và tôn trọng.
(theo quinhon11)