Dich từ “Study shows almost half of fatal cancer cases linked to avoidable risk factors-Joseph Choi-August 19, 2022 “
Một nghiên cứu mới cho thấy gần một nửa số ca ung thư dẫn đến tử vong có thể là do các yếu tố rủi ro có thể tránh được (avoidable risk factors) và các nhà nghiên cứu khuyến cáo các chính phủ nên đầu tư vào việc bảo vệ các môi trường nhằm giảm thiểu sự tiếp xúc với một số yếu tố rủi ro gây ung thư nhất định
Nghiên cứu trên đã xem xét các trường hợp ung thư từ năm 2019 và đã được công bố trên tạp chí The Lancet. Theo nghiên cứu này 44% trường hợp tử vong vì ung thư đã được các nhà nghiên cứu gọi là tử vong vì ung thư do rủi ro gây ra (risk-attributable cancer deaths) , có nghĩa là tử vong do các ung thư có thể liên quan đến việc tiếp xúc nhiều với những yếu tố rủi ro gây bệnh nhất định..
Trên qui mô toàn cầu (global scale), theo thứ tự giảm dần,các yếu tố rủi ro hàng đầu là hút thuốc, uống rượu và chỉ số khối lương cơ thể (BMI )cao. Các yếu tố rủi ro này đều như nhau cho các bệnh nhân nam và nữ.
Cũng nghiên cứu này cho thấy 42% số năm sống được điều chỉnh theo tình trạng tàn tật liên quan đến ung thư (cancer-related disability-adjusted life-years) – tức là số năm bị mất đi do không có sức khỏe đầy đủ hoặc bị tàn tật - có thể là do các yếu tố rủi ro gây nên
Theo các nhà nghiên cứu, gánh nặng của các bệnh ung thư do rủi ro gây nên khác nhau giữa các khu vực, trong đó hút thuốc lá (smoking), quan hệ tình dục không an toàn (unsafe sex)và rượu (alcohol)là những yếu tố rủi ro hàng đầu ở các nước có thu nhập thấp, có hoàn cảnh xã hội khó khăn. Các quốc gia có thu nhập cao hơn có xu hướng phản ánh các yếu tố rủi ro toàn cầu (global risk factors), theo các nhà nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu cho biết: “Mặc dù một số trường hợp ung thư không thể ngăn ngừa được, nhưng các chính phủ có thể dựa theo mức dân số mà hỗ trợ một môi trường giảm thiểu sự tiếp xúc với các yếu tố rủi ro gây ung thư đã đươc biết,”
“Phòng ngừa ban đầu (primary prevention), hoặc ngăn ngừa ung thư phát triển, là một chiến lược đặc biệt hiệu quả về chi phí (cost-effective strategy), mặc dù nó phải được kết hợp với các nỗ lực toàn vẹn hơn để giải quyết gánh nặng ung thư, bao gồm những sáng kiến phòng ngừa thứ cấp (secondary prevention initiatives) chẳng hạn như các chương trình tầm soát bệnh (screening programmes) và đảm bảo năng lực chẩn đoán hiệu quả (diagnose) và điều trị (treat) những người bị ung thư. "
Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng "tiến bộ đáng kể" đã được thực hiện trong việc giảm tiếp xúc với thuốc lá, đặc biệt là thông qua các biện pháp can thiệp như đánh thuế, các quy định và chính sách không khói thuốc trên toàn cầu. Các nỗ lực tương tự cũng đã được thực hiện để giải quyết các rủi ro như sử dụng rượu và quan hệ tình dục không an toàn.
Về các yếu tố rủi ro do hành vi (behavioural risk factor) thì theo các nhà nghiên cứu, chúng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường nơi con người sinh sống và vì vậy chúng ta không nên “trách cứ ” những cá nhân mắc bệnh ung thư vì các yếu tố này
NBNtintuccaobien