Cho dù bạn đang cảm thấy cơ thể mình khá trẻ thì ở ngưỡng cửa sửa khỏe tuổi 70 vẫn luôn tiềm ẩn những nguy cơ mắc một số bệnh không báo trước. Đó là lý do mà nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở người 70 tuổi trở lên là cực kỳ quan trọng.
1. Xét nghiệm định kỳ là “chìa khóa vàng” giữ sức khỏe tuổi 70
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn mà các xét nghiệm sàng lọc sẽ được chỉ định khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết những người khỏe mạnh ở độ tuổi 70 trở lên nên làm các xét nghiệm sau để chủ động kiểm soát nguy cơ bệnh tuổi già:
- Mỗi năm: Đánh giá nguy cơ loãng xương, tiêm phòng cúm, đi kiểm tra nha khoa, kiểm tra thính giác và kiểm tra mắt;
- 2 năm một lần: Đánh giá nguy cơ bệnh tim, kiểm tra huyết áp, chụp X-quang tuyến vú (phụ nữ), kiểm tra ung thư ruột;
- 3 năm một lần: Kiểm tra đường huyết;
- 5 năm một lần: Kiểm tra cholesterol và lipid, làm xét nghiệm sàng lọc cổ tử cung (đối với phụ nữ).
Ngoài ra, bạn cần có sự tư vấn của bác sĩ nếu làm xét nghiệm nhiều hơn hoặc thay đổi tần suất xét nghiệm.
2. Một số nguy cơ cần chú ý khi chăm sóc sức khỏe tuổi 70
2.1. Các nguy cơ liên quan đến tim mạch
Bệnh tim mạch (CVD) bao gồm bệnh tim, đột quỵ và bệnh mạch máu của các chi (ngoại vi). Các cơn đau tim, đột quỵ và bệnh mạch vành phổ biến hơn ở những người từ 65 tuổi trở lên so với người trẻ tuổi. Do đó, bạn nên đánh giá nguy cơ CVD 2 năm một lần trừ khi có khuyến cáo mới từ bác sĩ.
Nhằm giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch, bảo vệ sức khỏe tuổi 70, bạn cần áp dụng các lối sống lành mạnh, kiểm soát huyết áp cao và giảm lượng cholesterol trong máu.
2.2. Huyết áp, hàm lượng cao Cholesterol và lipid
Bạn nên kiểm tra cholesterol và lipid 5 năm một lần bằng xét nghiệm máu hoặc cứ sau 1 đến 2 năm nếu có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.
Bên cạnh đó, theo tuổi tác, động mạch dần trở nên cứng hơn, có thể dẫn đến huyết áp cao. Bạn nên kiểm tra huyết áp 2 năm một lần hoặc 6 đến 12 tháng nếu có nguy cơ mắc bệnh tim mạch trung bình và 6 đến 12 tuần một lần nếu nguy cơ cao.
Ngoài các khuyến nghị về chế độ ăn uống và tập thể dục, các cách khác để ngăn ngừa huyết áp cao bao gồm:
- Duy trì số đo vòng eo dưới 94cm đối với nam và dưới 80cm đối với nữ;
- Hạn chế muối ở mức 5mg hoặc 4mg mỗi ngày nếu bạn bị huyết áp cao.
2.3. Bệnh tiểu đường loại 2
Tiểu đường loại 2 đang dần trở nên nguy hiểm và đáng lưu tâm hơn trong phác đồ chăm sóc sức khỏe tuổi 70 do sự phổ biến cũng như những biến chứng nặng nề mà nó gây ra. Bạn nên được kiểm tra 3 năm một lần để xem liệu có mắc bệnh tiểu đường loại 2 không hoặc 12 tháng một lần nếu có nguy cơ cao hơn.
2.3. Một số bệnh ung thư phổ biến
- Ung thư vú: Chụp X-quang tuyến vú được khuyến nghị 2 năm một lần đối với những phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn cho đến khi họ 74 tuổi. Những phụ nữ có nguy cơ cao hơn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian tầm soát tránh để lại chứng di chứng nặng. Bên cạnh đó, hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn thấy hoặc cảm thấy bất kỳ thay đổi bất thường nào.
- Ung thư da: Nếu ở độ tuổi 70 trở lên, bác sĩ có thể làm các kiểm tra da ngay cả khi bạn đã hẹn khám vì nguyên nhân khác. Nếu có nguy cơ cao bị ung thư, bạn nên kiểm tra da toàn bộ từ 6 đến 12 tháng một lần. Ngoài ra, cần tránh các tác nhân gây hại đến da như ánh nắng mặt trời, điều kiện môi trường khắc nghiệt.
-
- Ung thư cổ tử cung: Ung thư cổ tử cung đang đứng thứ 3 trong nhóm bệnh ung thư gây tử vong cao nhất ở nữ giới. Do vậy, đây là một trong những bệnh cần được quan tâm khi chăm sóc sức khỏe tuổi 70. Để kiểm tra ung thư cổ tử cung, phụ nữ dưới 74 tuổi nên làm xét nghiệm sàng lọc cổ tử cung 2 năm sau lần xét nghiệm Pap cuối cùng và sau đó 5 năm một lần. Nếu từ 75 tuổi trở lên, bạn vẫn có thể trao đổi với bác sĩ về tần suất các xét nghiệm
- Ung thư đại trực tràng (ruột hoặc ruột kết): Ngay cả khi không có triệu chứng hoặc yếu tố tiền sử gia đình, bạn nên làm xét nghiệm ung thư ruột khi khám sức khỏe tuổi 70 bằng phương pháp xét nghiệm máu trong phân (FOBT). Bạn có thể ngừng kiểm tra ở tuổi 74 nếu nhận được sự tư vấn của bác sĩ.
2.4. Các bệnh về xương khớp
Sức khỏe xương trở nên quan trọng hơn để theo dõi khi bạn già đi. Nghiên cứu cho thấy 70% trường hợp gãy xương xảy ra với những người từ 65 tuổi trở lên. Một phần là do xương của bạn trở nên kém đặc hơn theo thời gian hoặc hấp thụ ít canxi hơn từ các loại thực phẩm. Ngoài ra, người lớn tuổi có thể có lượng vitamin D thấp, dẫn đến cơ thể giảm hấp thụ canxi.
Đối với phụ nữ, nguyên nhân có thể đến từ thời kỳ mãn kinh. Estrogen đóng một vai trò trong quá trình tạo xương của cơ thể bạn và mức độ estrogen giảm sau thời kỳ mãn kinh.
Bên cạnh loãng xương, thoái hóa khớp (OA) cũng là một trong những bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Nó xảy ra khi sụn, mô đệm giữa các khớp bị mòn đi. Viêm khớp gây đau, cứng và làm tăng nguy cơ chấn thương khớp.
2.5. Nguy cơ về thị giác và thính giác
Một trong những bài kiểm tra sức khỏe tuổi 70 bạn cũng cần lưu ý đó là liên quan đến thính giác và thị giác, được thực hiện định kỳ dựa trên thể trạng của từng người.
Bạn nên kiểm tra thính lực 3 năm một lần sau khi bước sang tuổi 50. Khoảng 1⁄3 người lớn từ 61 đến 70 bị một số loại khiếm thính và con số này tăng đến 80% với người 85 tuổi. Chỉ cần già đi có thể dẫn đến mất thính giác, nhưng một số loại thuốc hoặc tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn cũng có thể xảy ra.
Sức khỏe của mắt cũng cực kỳ quan trọng khi bạn về già. Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù ở những người trên 60 tuổi là bệnh tăng nhãn áp, xảy ra khi chất lỏng tích tụ ở phần trước của mắt, nhưng đây là một căn bệnh có thể điều trị được nếu được phát hiện sớm.
3. Lối sống lành mạnh tăng sức khỏe tuổi 70
Chăm sóc sức khỏe ở người 70 tuổi không chỉ dừng lại ở các xét nghiệm chẩn đoán bệnh, mà điều quan trọng là phải giữ được lối sống lành mạnh hằng ngày. Dưới đây là những việc làm quan trọng để có một lối sống lành mạnh ở những người 70 tuổi:
- Ăn uống lành mạnh: Điều quan trọng là phải có một chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt là khi bạn già đi, để giúp duy trì sức mạnh cơ bắp và duy trì mức cân nặng hợp lý. Bạn nên thưởng thức nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng mỗi ngày, bao gồm trái cây và rau, ngũ cốc, thịt nạc, thịt gia cầm và cá, cũng như sữa, sữa chua và pho mát. Hạn chế thực phẩm có chứa chất béo bão hòa, thêm muối và đường, và rượu.
- Hạn chế rượu bia: Khi lớn tuổi hơn, bạn có nhiều nguy cơ bị tổn hại do uống rượu. Nếu tình trạng của bạn có thể trở nên tồi tệ hơn khi uống rượu, bác sĩ có thể khuyên bạn không nên uống rượu.
- Hoạt động thể chất: Tùy thuộc vào sức khỏe mà bạn có thể lựa chọn bộ môn phù hợp với thể trạng của mình, nhưng nên duy trì thói quen tập thể dục 30 phút mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe tuổi 70. Hoạt động thể chất cường độ vừa phải là hoạt động mang lại nhiều năng lượng và làm tăng nhịp tim của nhưng không làm bạn quá khó thở, chẳng hạn như đi bộ nhanh.
Khi đã hơn 70 tuổi, bạn sẽ có nguy cơ mắc một số bệnh không báo trước. Đó là lý do bạn cần thực hiện một nhu cầu chăm sóc sức khỏe để phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm, duy trì cơ bắp và xương chắc khỏe hơn, giảm nguy cơ té ngã khi già đi.
(theo vinmec)