Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2022

Mẹo Vặt Nhà Bếp


 

Để tránh cho cua không bị gãy càng 

Trước khi nấu cua, chuẩn bị một thau nước đá lạnh, cho cua vào ngâm ngập sâu tòan thân, độ 

30 phút sau, cua sẽ lạnh cóng, mang ra nấu cua sẽ không bị gãy càng, ngoe nữa.

Khử mùi tanh của tôm, cá, đồ biển

Để khử mùi tanh của tôm, cá, đồ biển… Khi nêm gia vị cho vào ít bột riềng bảo đảm mùi tanh 

sẽ biến mất.  Bột riềng thường bày bán ở hàng gia vị trong các chợ Á đông, trên lọ có hình củ .


Giữ màu trái cây
Táo, lê sau khi gọt vỏ thường chuyển màu sẫm nhìn không được đẹp lắm. Bạn hãy vắt một ít 
nước chanh lên mặt trái cây, vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa tránh được thâm đen.

Ngâm măng khô
Ngâm măng khô trữ ăn dần, hay để nấu món măng gà ngày Tết, bạn hãy dùng nước gạo để 
ngâm măng sẽ rất mau nở và khi nấu măng lại chóng nhừ. Nếu muốn để lâu, cho măng vào 
nồi nước đun sôi 30 phút sau đó chuyển sang lửa nhỏ đun tiếp một lát rồi vớt ra, cắt bỏ 
những chỗ già, rửa sạch. Dùng nước gạo hoặc nước sôi ngâm ăn dần. Cứ 2-3 ngày thay 
nước một lần, đến khi nấu thái thành miếng. Lúc này măng sẽ mềm và rất ngon.

Bánh chưng, bánh tét
Sau khi luộc, vớt ra, cần rửa lại bằng nước sạch rồi ép bánh bằng vật nặng. Sau đó treo nơi 
mát và thoáng gió. Nếu qua vài ngày thấy hạt gáo trắng thì phải luộc, chiên hoặc hâm lại 
trong microwave cho mềm mới ăn được.

Tránh dầu mỡ văng ra ngoài
 Khi xào hay chiên món ăn, bạn hãy rắc một ít muối ăn vào mỡ hoặc dầu, như thế khi chiên, 
dầu hoặc mỡ sẽ không bị bắn ra ngoài vừa trách bị phỏng vừa khử được vài độc tố trong dầu, 
mỡ

- Khi xào, nấu hay chiên món ăn, nếu gặp phải loại thực phẩm có nhiều nước sẽ làm tăng thể 

tích của dầu, mỡ và có thể nước làm chúng tràn ra khỏi chảo. Gặp trường hợp này, bạn chỉ cần

 thẩy vào chảo một ít tiêu sẽ làm cho dầu không bị tràn ra ngoài nữa.


Khử mùi tỏi trên tay
Để làm mất đi mùi tỏi trên tay sau khi nấu ăn, lấy một cái muỗng bằng thép không rỉ (stainless 
steel) chà vào tay một lúc, rửa tay với xà phòng, mùi tỏi sẽ mất đi.

Lấy vết sáp trên khăn bàn, trên khăn ăn
Để lấy những vết sáp của đèn cầy nhiểu trên khăn bàn, khăn ăn… lấy khăn bàn, khăn ăn bỏ 
vào ngăn đông đá chửng nửa tiếng, vết sáp sẽ rất dễ để gỡ ra.

Gắn đèn cầy vào chân đèn 
Để đèn cầy dính chặt và ngay ngắn vào chân đèn, dùng wax paper cắt vài khoanh xong quấn 
chung quanh đèn cầy trước khi gắn vào chân đèn.  Đèn cầy sẽ dính chặt và ngay ngắn.

Nướng cá không bị tróc da
Thoa một lớp dầu ăn ngoài da để da cá không bị dính vào vỉ nướng.  
Khi nướng, lúc đầu để lửa lớn để lớp da bên ngoài săn lại, sức nóng làm mỡ trong cá tan ra 
nhưng không thoát ra ngoài được. Da cá sẽ vàng và thịt cá vẫn thơm ngon và không bị mất đi 
vị ngọt.

Tẩy mùi cá, mùi thức ăn trong nhà 
Cho một miếng vỏ chanh vào dầu trước khi cho cá vào chiên. Chậu rửa chén vừa ăn xong, 
dùng vỏ chanh đã vắt nước chà xát chung quanh chậu, sẽ hết mùi tanh cá .
 
Để cho mất mùi hôi của bắp cải chín, cho vào soong đang luộc rau một miếng ruột bánh mì.

Luộc gà

Cho gà vào nồi lúc nước lạnh, bỏ thêm một miếng gừng và hành nướng đập dập cho thơm, 

đun sôi thì để lửa nhỏ, thỉnh thoảng cho thêm một chút nước lạnh vào nồi. Gà chín, tắt bếp, 

đậy nắp một lúc, vớt ra thả vào thau nước thật lạnh, con gà trông sẽ căng mọng và ăn da rất

 ngon. Muốn gà vàng ươm thì lấy nước mỡ gà quyết lên da.Muốn chặt gà đẹp, bạn hãy để ráo 

nước và thật nguội mới chặt.


Khử mùi hôi của dầu phọng
Nấu dầu cho thật sôi đến khi không còn nghe thấy tiếng kêu riu riu nữa. Cho vào vài củ hành 
tím đập dập.  (Có thể dùng tỏi hay củ xả đập dập hoặc lá dứa thơm cũng được).

Bánh mì dòn khi nướng lại
Bánh mì cũ, nhúng vào nước trước khi nướng, bánh sẽ dòn. Hoặc cho bánh mì vào bao kín cất
 vào ngăn đông đá lúc còn dòn.  Khi đem ra bỏ vào microwave 15 giây (hoặc để hơi tan đá) 
nướng lại cho đến khi nóng dòn theo ý.

Chiên khoai tây dòn
Khoai tây ngâm trong nước có pha một chút muối và chanh hoặc giấm để khoai được trắng.  
Rửa sạch khoai lại rồi thái khoai thành từng lát dày độ 1 cm theo chiều dọc của củ khoai. 
Vớt khoai để ráo.

Cho khoai vào chảo dầu chiên cho vàng.  Khi chiên, khoai sẽ phồng lên, lấy khoai ra cho vào rổ 

có lót giấy lau tay, rắc lên một chút muối và xốc đều.

 

Nấu khoai không nát 

Rửa khoai thật sạch trước khi gọt vỏ. Gọt vỏ xong, đem ngâm trong nước có pha một chút muối

 để khoai không bị đen và khi nấu khoai không bị rã.


Rửa nghêu sò sạch và bớt mùi hôi 
Thả chúng vào trong chậu chứa nước ngọt và một số dụng cụ bằng kim lọai như dao, muỗng 
nĩa... chừng 2 3 tiếng. Khi chúng ngửi phải mùi sắt sẽ nhả bùn và chất dơ ra rất nhanh và sạch.

Cà tím không thâm tím
Cà tím nếu để ngoài không khí lâu sẽ dễ bị thâm đen không đẹp món ăn. Sau khi đã cắt nên 
ngâm trong nước muối, nếu nước có đá càng tốt sẽ tạo độ giòn cho lớp ngoài miếng cà khi 
chiên.

Khử mùi khi nấu ăn
Khi kho cá, nấu canh cá, chiên hành tỏi... hãy thắp 1,2 ngọn nến trong nhà bếp, khói và mùi 
nến sẽ khử mùi cá. Cách này cũng thông dụng để khử mùi hôi của thuốc lá.

Khử mùi thuốc lá
Lấy một khăn tắm thấm nước để vào cái dĩa, mùi thuốc lá sẽ bám vào khăn ướt này thay vì vào
 những thứ khác chung quanh nhà.

Khử mùi hôi tủ lạnh
Tủ lạnh nhà bạn dễ có mùi khi chứa nhiều thức ăn, các loại trái cây, hoặc đồ tươi sống,. Hiện 
nay tại các siêu thị có bán sáp chuyên để khử mùi trong tủ lạnh. Tuy nhiên, đây là cách khử 
mùi khá đơn giản và cũng khá hiệu quả: 
- Để một chén sữa trong tủ lạnh
- Hoặc lấy 4 muỗng đường và một chút nước, nấu cho đường keo lại, để nguội và cho vào tủ 
lạnh, tất cả các mùi hôi trong tủ sẽ biến mất.

Phòng độc khi ăn sứa
Sau khi làm sạch, ngâm sứa vào giấm ăn khoảng 10 phút trước khi nấu hay trụng để ăn thì sẽ 
không sợ trúng độc.

Luộc rau cho xanh đẹp
Cho vào nồi nước luộc muối, ít giọt chanh hoặc dấm, đợi nước thật sôi mới cho rau vào.

Cho da gà, vịt vàng bóng khi nướng hay quay
Để làm cho lớp da gà, vịt quay bóng láng:
- Sau khi ướp và trước khi quay, dùng nước sôi dội lên lớp da một lượt cho sạch, để ráo.

- Sau đó dùng hỗn hợp mạch nha (hay mật ong) pha với nước hơi ngọt nhẹ, vắt vào hỗn hợp 

một chút nước cốt chanh cho hơi thoảng vị chua.

- Dùng hỗn hợp này dội lên da gà, vịt một lượt.

- Sau đó để gà, vịt nơi mát cho ráo rồi cho vào lò quay. Nhờ lớp hỗn hợp mạch nha, chanh và 

nước sẽ làm da gà, vịt quay bóng láng hẳn lên.


Bóc vỏ tôm dễ và nhanh 
Ngâm tôm vào nước phèn chua một lúc rồi mới vớt ra để bóc, không những sẽ dễ bóc mà thịt 
tôm cũng không bám theo vỏ.

Luộc rau xanh
Với các loại rau xanh như cải bẹ xanh, cải ngọt, rau muống: nên cho nước nhiều, thêm một ít 
muối vào nước luộc và để lửa lớn cho nước sôi già mới cho rau. (Có thể sau khi vớt, cho rau 
vào ngâm trong nước đá, rau vừa xanh lại vừa giòn. Nhưng cách này làm mất một số vitamin 
trong rau)

Với bông cải trắng hoặc xanh: cũng làm như cách trên, khi ngâm vào nước đá, bông cải sẽ giòn

 không bị mềm hay rã những đọt bông trên mặt.


Cách luộc lòng heo trắng và dòn 
Khi luộc, chờ nước thật sôi mới thả lòng vào. Lúc lòng chín tới vớt ra đem nhúng ngay vào 
chậu nước có pha một chút phèn chua (nước phèn này đã được đun sôi để nguội). Làm như 
thế, lòng sẽ trở nên trắng trẻo, giòn.

Luộc giò heo cho trắng, mềm và vẫn dòn 
Nếu là bắp giò thì trước khi luộc bạn dùng sợi dây lạt bó miếng thịt lại cho chặt. Sau khi luộc
 chín, vớt ra cho vào một tô nước lạnh ngâm chừng 5 phút, để miếng thịt trông trắng và sạch 
hơn. Bạn cũng có thể vớt ra để nguội rồi cho vào tủ lạnh, lúc ăn mang ra thái miếng mỏng.

Để chanh vắt được nhiều nước
Muốn vắt chanh được nhiều nước, trước khi cắt chanh, bạn nên ngâm nó vào nước nóng trong 
vài phút.

Rửa bình thủy tinh

Những bình thủy tinh có miệng bé rất khó rửa sạch bên trong để làm nó sáng bóng như mới. 

Bạn có thể cho vào bình một nắm gạo, đổ ít nước sôi vào, đậy nắp lại và lắc mạnh. Sau vài lần, 

bình thủy tinh của bạn sẽ sạch bóng dễ dàng.


Sưu tầm/nguoiphuongnam