Ung thư phổi
Phổi là cơ quan dễ bị tổn thương nhất trong cơ thể con người và đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của không khí bên ngoài. Do đó, để biết phổi của mình có khỏe mạnh hay không, bạn hãy chú ý ở 6 điểm dưới đây
Trong những năm gần đây, ung thư phổi đã trở thành bệnh ung thư có tỷ lệ mắc và tử vong cao, mỗi năm phát hiện khoảng 50 trong số 100.000 người mắc.
Nhiều quốc gia đã báo cáo sự gia tăng đáng kể tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi, đứng hàng đầu ở nam giới mắc bệnh ung thư và cũng đang gia tăng nhanh chóng ở phụ nữ, đây là bệnh ác tính phổ biến thứ hai hoặc thứ ba ở phụ nữ.
Ung thư phổi từ lâu đã trở thành căn bệnh ung thư giết người số một ở nhiều nước trên thế giới, cả về tỷ lệ mắc và tử vong. Chỉ tính riêng trong năm 2016 ở quốc gia đông dân nhất thế giới Trung Quốc, hơn 800.000 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi và gần 660.000 người tử vong, lần lượt chiếm hơn 20% và 27% các loại ung thư của nước này.
Phổi không tốt sẽ có biểu hiện ''1 chậm, 2 lồi, 3 nhiều'', hãy xem xem bạn có cái nào trong số đó không nhé.
1 chậm: Da đầu ngón tay đàn hồi chậm
Phổi có nhiệm vụ chính là vận chuyển oxy và máu, các ngón tay thuộc bộ phận tận cùng của các khớp, tình trạng của các ngón tay có thể cho thấy sức khỏe của phổi.
Quan sát các ngón tay và dùng tay ấn nhẹ. Nếu sự đàn hồi của da chậm vào thời điểm này, có thể là do chức năng phổi đã giảm.
Khi chức năng phổi suy giảm, cơ thể không được cung cấp đủ oxy, các khớp xương bị thiếu oxy, quá trình đàn hồi da sẽ diễn ra chậm chạp.
2 lồi gồm:
Các đầu ngón tay lồi lên, phình to
Nếu bạn nhận thấy ngón tay của mình có sự thay đổi về độ dày trong một khoảng thời gian, chẳng hạn như các khớp ở cuối ngón tay dày lên bất thường, các đầu ngón tay phình to và dày lên rõ ràng thì bạn phải đặc biệt chú ý, đó cũng là phổi đang kêu cứu.
Tổn thương phổi lâu ngày dẫn đến ung thư hóa phổi, gây tắc nghẽn đường thở, dẫn đến thiếu oxy phổi, từ đó ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho các mô khác nhau, đặc biệt là mô ở tận cùng cơ thể - đầu ngón tay, ngón chân.
Khi đầu ngón tay bị thiếu oxy sẽ dày lên bất thường, ngay khi phát hiện cần đi khám.
Hạch bạch huyết ở cổ lồi ra
Nổi nhiều hạch ở cổ, nhìn chung cổ có tính chất đối xứng, tuy nhiên nếu phát hiện các triệu chứng như sưng hạch, lồi cổ thì phải chú ý, đây cũng là dấu hiệu của bệnh về phổi, đặc biệt là ung thư phổi.
Do tổn thương ở phổi nên bệnh có thể xâm lấn, hạch sưng to, hạch ở cổ xuất hiện nhiều hơn.
Vì vậy, nếu điều này xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, bạn phải đi khám càng sớm càng tốt, đây cũng là một tín hiệu cho thấy phổi đang kêu cứu.
3 nhiều gồm:
Tức ngực nhiều
Do ô nhiễm công nghiệp và khí thải từ các phương tiện giao thông đô thị dễ gây ô nhiễm không khí, sau khi cơ thể con người hít phải các chất ô nhiễm trong không khí, trường hợp nhẹ thường dẫn đến tức ngực và hen suyễn.
Những người có chức năng phổi kém thường mắc bệnh phổi nguyên phát, ảnh hưởng đến hô hấp của người bệnh, gây khó thở, tức ngực thường xuyên hơn.
Ho nhiều hơn
Ho có đờm là triệu chứng chính của người bệnh phổi, ở giai đoạn đầu người bệnh sẽ xuất hiện những cơn ngứa rát cổ họng, sau một thời gian sẽ xuất hiện đờm lẫn máu.
Hiện tượng ho thường xuyên và có đờm đặc trong một thời gian cần hết sức chú ý, rất có thể bạn đang gặp vấn đề về phổi.
Đi tiểu nhiều
Theo cách hiểu thông thường của chúng ta, phổi là cơ quan hô hấp, ít ai biết rằng nó là phủ tạng liên quan đến quá trình chuyển hóa nước.
Uống nước vào thì dễ đi vệ sinh có thể không phải vấn đề về thận, nó có thể liên quan đến sức khỏe của phổi, người bị thiếu huyết và khí phổi muốn đi vệ sinh ngay khi uống nước.
4 việc nên làm để bảo vệ sức khỏe của phổi
- Bỏ thuốc lá hoàn toàn
Hút thuốc có hại cho sức khỏe của phổi. Hút thuốc lá lâu dài có thể dẫn đến các bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính như viêm phế quản mãn tính, khí phế thũng, ung thư phổi.
85% bệnh nhân ung thư phổi có thói quen hút thuốc lá, bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt có thể giảm thiểu nguy cơ gây hại cho phổi và ngăn ngừa các bệnh về phổi, giảm khả năng bị ung thư phổi.
- Chăm chỉ tập thể dục
Nếu bạn muốn cải thiện chức năng phổi, bạn nên tập thể dục hợp lý mỗi ngày. Tập thể dục có thể tăng cường sức khỏe. Với sự hỗ trợ của các bài tập thể dục lành mạnh, nó có thể thúc đẩy lưu thông máu và trao đổi chất của cơ thể.
Tập thể dục có thể cải thiện hiệu quả dung tích phổi, giảm nguy cơ mắc bệnh phổi và cải thiện các triệu chứng bất lợi do bệnh phổi gây ra.
- Bổ sung thực phẩm bổ dưỡng phổi
Y học phương Đông cho rằng thức ăn có màu trắng đi vào phổi có vai trò bồi bổ phổi, chẳng hạn như củ sen, hoa hòe, lê, hạt dẻ, củ cải, khoai mỡ, hạt sen, lúa mạch...
Ăn các thực phẩm bổ phổi hợp lý có thể đạt được tác dụng dưỡng âm và làm ẩm phổi, giải đờm và làm hết khát, thanh nhiệt và giảm hen suyễn.
- Khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ cũng là một yếu tố quan trọng để phòng ngừa bệnh tật, nhất là đối với những người trên 40 tuổi.
Nguồn và ảnh: Sohu, Healthline/giadinh