Thứ Năm, 14 tháng 7, 2022

Ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng (vòm họng còn gọi là vòm hầu hay họng trên) là một dạng ung thư xuất phát từ các tế bào biểu mô ở vùng vòm họng (phần cao nhất của họng, có hình vòm). Ung thư vòm họng thường gặp ở nam giới và để lại nhiều hậu quả như đau đớn và khó khăn trong quá trình ăn uống với hầu hết bệnh nhân, tỉ lệ tử vong vì căn bệnh này cao.
 


1. Nguyên nhân gây ung thư vòm họng
Vòm họng là phần cao nhất của họng, có hình vòm. Ung thư vòm họng là một loại ung thư xuất phát từ các tế bào biểu mô ở vùng vòm họng. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vòm họng hiện nay chưa được các nhà khoa học xác định một cách chính xác. Tuy nhiên, khi bạn bị nhiễm virus Epstein-Barr, rất có thể virus đó có liên quan đến bệnh ung thư vòm họng, tuy rằng điều này chưa được chứng minh một cách đầy đủ. 

Trong một số trường hợp, các nhà nghiên cứu thấy có những mảnh ADN của virus Epstein-Barr kết hợp với ADN của tế bào trong vòm họng nhưng nhiều trường hợp khác, nhiễm virus Epstein-Barr lại phục hồi hoàn toàn.

2. Đối tượng dễ mắc ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt hay mắc phải là ở nam giới, tuổi từ 40 đến 60. Ung thư vòm họng là thể ung thư thường gặp nhất trong số các ung thư ở vùng đầu cổ và là một trong mười ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam. Những người hay uống rượu, hút thuốc, có tiền sử gia đình bị bệnh… cũng có nguy cơ mắc ung thư vòm họng.

3. Các biện pháp phòng tránh ung thư vòm họng
Do bệnh ung thư vòm họng chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh một cách rõ ràng nên chưa có được biện pháp phòng bệnh đặc hiệu. Tuy nhiên, biện pháp phòng bệnh được khuyên nên áp dụng là tránh để tiếp xúc với các nguy cơ gây bệnh sau đây:

Bệnh ung thư vòm họng phát sinh ở người không có yếu tố nguy cơ rõ ràng, do đó chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu. Tuy vậy, để phòng bệnh điều quan trọng vẫn là tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ sau đây:

- Không nên hút thuốc lá, thuốc lào, nếu đã hút thì nên từ bỏ. Các nhà khoa học đã chứng minh những người đang hút thuốc mà từ bỏ được thì sau 5-6 năm nguy cơ mắc ung thư vòm họng sẽ giảm xuống giống như những người không hút thuốc.

- Hạn chế uống rượu, bia và các chất có cồn gây hại cho cơ thể.
Hạn chế ăn thịt muối, cá muối và các thức ăn lên men (dưa muối, củ muối).

4. Dấu hiệu của ung thư vòm họng
Việc phát hiện sớm ung thư vòm họng là một điều không dễ dàng, vì thường bệnh chỉ phát tác khi bệnh nhân đã nhiễm bệnh ở giai đoạn cuối. Mặc dù việc phát hiện ra bệnh là không dễ dàng nhưng bạn cũng cần có ý thức cảnh giác với bệnh, nên đi khám bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng hoặc chuyên khoa ung bướu khi có các triệu chứng bất thường về tai mũi họng kéo dài mà điều trị thông thường không khỏi.

Những triệu chứng cảnh báo ung thư vòm họng.
Triệu chứng thường thấy ở bệnh ung thư vòm họng gồm:

- Bệnh nhân cảm thấy có khối u hoặc hạch bất thường vùng cổ hay họng.
- Đau họng kéo dài trên 1 tuần, uống thuốc không thấy dấu hiệu khỏi.
-  Khó thở hoặc khó nói.
-  Tự nhiên chảy máu cam.
-  Ngạt tắc mũi kéo dài.
-  Khó nghe, đau tai hoặc ù tai.
-  Kèm theo đó là chứng đau nửa đầu.

5. Điều trị ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng tiến triển qua nhiều giai đoạn, vì thế , tùy vào từng giai đoạn cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra quyết định xem bệnh nhân nên điều trị theo phương pháp nào. Hiện nay, trong quá trình điều trị ung thư vòm họng thì thường có các phương pháp sau:

Phương pháp xạ trị: là phương thức điều trị chủ yếu giành cho bệnh nhân khi bệnh ở giai đoạn tại chỗ, tại vùng.

Phương pháp hóa trị liệu: Khi toàn trạng chung của người bệnh tốt và trong các cơ sở y tế có nhiều kinh nghiệm, người bệnh có thể được cân nhắc xạ trị phối hợp với hóa trị liệu. Hóa trị liệu kết hợp có thể làm tăng hiệu quả của điều trị chính nhưng làm kéo dài thời gian điều trị, tăng chi phí và người bệnh sẽ phải chịu thêm những tác dụng phụ của điều trị.
Khi bệnh nhân đã có dấu hiệu của bệnh chuyển sang di căn xa, điều trị chủ yếu là làm giảm triệu chứng và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

6. Ăn uống với bệnh nhân ung thư vòm họng
Với bệnh nhân ung thư vòm họng, người bệnh không cần thực hiện chế độ ăn đặc biệt nhưng nên chú ý một số điều như sau:

-  Bệnh nhân nên ăn thức ăn lỏng để dễ nuốt và không bị nghẹn trong quá trình ăn uống.
-  Chế độ ăn với bệnh nhân ung thư vòm họng nên đầy đủ và cân đối chất dinh dưỡng.
-  Đặc biết, bệnh nhân ung thư vòm họng nên vệ sinh miệng, họng tốt hàng ngày.


7. Chăm sóc sau khi điều trị ung thư vòm họng
Hiện nay, các bác sĩ và bệnh viện không đưa ra một vài chế vận động và làm việc đặc biệt cho người bệnh ung thư vòm họng. Tuy nhiên, sau khi điều trị ung thư vòm họng, bệnh nhân nên hoạt động thể lực nhẹ nhàng vừa sức để được thoải mái. Thực hiện tập há miệng và xoa bóp vùng cổ hàng ngày để phòng, giảm các ảnh hưởng của xạ trị.

8. Hy vọng cứu sống hoặc kéo dài cuộc sống đối với người mắc ung thư vòm họng

Theo dữ liệu của từ AJCC năm 2010, tỉ lệ sống thêm 5 năm của những người được chẩn đoán ung thư vòm họng tại Mỹ hiện nay như sau:

-  Giai đoạn I: 72%

-  Giai đoạn II: 64%

-  Giai đoạn III: 62%

-  Giai đoạn IV: 38%

Lưu ý: Việc các bác sỹ tiên lượng là không có gì chắc chắn. Vì ung thư mỗi người mỗi khác, có người cũng ở giai đoạn đó, cũng dạng ung thư đó, bác sỹ tiên lượng 1 năm, họ chỉ sống được 6 tháng, nhưng có người sống cả 5, 6 năm. 
Tiên lượng chỉ là một khoảng thời gian sống trung bình cho 1 nhóm người mà thôi. 
Do vậy, nếu bạn có chẳng may nhận được thông báo bị mắc ung thư giai đoạn muộn, thì hãy cứ bình tĩnh và lạc quan, yếu tố tâm lý sẽ có hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh.


Theo 8showbiz/quinhon11