Đáp: Một số trường hợp mất vị giác và khứu giác xảy ra tự nhiên với tuổi già, đặc biệt là sau tuổi 60. Các yếu tố khác cũng có thể góp phần làm mất vị và mùi, thí dụ như:
- Các vấn đề về mũi và xoang như dị ứng, viêm xoang hay polyp mũi
- Một số loại thuốc, gồm thuốc chận beta và thuốc ức chế chuyển đổi angiotensin (ACE)
- Các vấn đề nha khoa
- Hút thuốc lá
- Thương tích trên đầu hoặc mặt
- Bệnh Alzheimer
- Bệnh Parkinson
Mất vị và mùi có thể có tác động đáng kể đến phẩm chất cuộc sống, thường đưa đến không thích ăn và thiếu dinh dưỡng. Đôi khi mất vị và mùi góp phần gây trầm cảm. Mất vị và mùi cũng có thể khiến bạn sử dụng muối hoặc đường nhiều hơn để tăng hương vị - gây ra biến chứng nếu bạn bị cao huyết áp hoặc tiểu đường.
Nếu bạn cảm thấy mất vị và mùi, hãy hỏi ý kiến bác sĩ vì có một số nguyên nhân có thể chữa được. Ví dụ: bác sĩ có thể điều chỉnh thuốc của bạn nếu chúng là nguyên nhân gây ra vấn đề. Nhiều bệnh mũi và xoang và vấn đề nha khoa cũng có thể được điều trị. Bỏ thuốc lá có thể giúp khôi phục lại khứu giác của bạn.
Nếu cần, bác sĩ có thể gửi bạn đến chuyên gia về dị ứng, tai mũi họng, bác sĩ thần kinh hoặc chuyên gia khác.
- Các vấn đề về mũi và xoang như dị ứng, viêm xoang hay polyp mũi
- Một số loại thuốc, gồm thuốc chận beta và thuốc ức chế chuyển đổi angiotensin (ACE)
- Các vấn đề nha khoa
- Hút thuốc lá
- Thương tích trên đầu hoặc mặt
- Bệnh Alzheimer
- Bệnh Parkinson
Mất vị và mùi có thể có tác động đáng kể đến phẩm chất cuộc sống, thường đưa đến không thích ăn và thiếu dinh dưỡng. Đôi khi mất vị và mùi góp phần gây trầm cảm. Mất vị và mùi cũng có thể khiến bạn sử dụng muối hoặc đường nhiều hơn để tăng hương vị - gây ra biến chứng nếu bạn bị cao huyết áp hoặc tiểu đường.
Nếu bạn cảm thấy mất vị và mùi, hãy hỏi ý kiến bác sĩ vì có một số nguyên nhân có thể chữa được. Ví dụ: bác sĩ có thể điều chỉnh thuốc của bạn nếu chúng là nguyên nhân gây ra vấn đề. Nhiều bệnh mũi và xoang và vấn đề nha khoa cũng có thể được điều trị. Bỏ thuốc lá có thể giúp khôi phục lại khứu giác của bạn.
Nếu cần, bác sĩ có thể gửi bạn đến chuyên gia về dị ứng, tai mũi họng, bác sĩ thần kinh hoặc chuyên gia khác.
Hỏi: Một người quen của tôi ở tuổi 80 không đi vững được. Tại sao và cách chữa?
Đáp: Với tuổi tác, cơ thể sẽ mất một số khối lượng bắp thịt, có thể dẫn đến sự mất cân bằng và sự mất phối hợp, ảnh hưởng đến cách bước đi. Tiến trình này có thể xẩy ra nhanh hơn do các rối loạn thần kinh, như chứng sa sút trí tuệ hay rối loạn cơ xương.
Để cải thiện sức mạnh và khả năng làm các hoạt động bình thường, nên hỏi bác sĩ về:
- Các thiết bị hỗ trợ. Các thiết bị này có thể giúp bạn duy trì việc đi lại và phẩm chất cuộc sống. Chuyên viên trị liệu vật lý có thể giúp bạn học cách sử dụng khung đi bộ hoặc gậy chống.
- Tập thể dục. Tập thể dục loại aerobic, chẳng hạn như đi bộ, và tập thể dục kháng cự (resistance exercise), chẳng hạn như sử dụng các khối nặng hoặc dải kháng cự, có thể tăng cường cơ và sức mạnh và cải thiện việc đi. Huấn luyện về cân bằng cũng có thể giúp điều chỉnh cân bằng và ngăn ngừa té ngã.
- Thuốc bổ sung hoặc thuốc. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên uống thêm calcium và vitamin D để giúp sức khoẻ xương hoặc nếu bạn bị loãng xương, thuốc giảm nguy cơ bị vỡ xương trong trường hợp ngã.
Bằng cách làm việc với bác sĩ của mình, bạn có thể tìm cách cải thiện việc đi đứng của mình và giảm nguy cơ gãy xương trong trường hợp ngã.
- Các thiết bị hỗ trợ. Các thiết bị này có thể giúp bạn duy trì việc đi lại và phẩm chất cuộc sống. Chuyên viên trị liệu vật lý có thể giúp bạn học cách sử dụng khung đi bộ hoặc gậy chống.
- Tập thể dục. Tập thể dục loại aerobic, chẳng hạn như đi bộ, và tập thể dục kháng cự (resistance exercise), chẳng hạn như sử dụng các khối nặng hoặc dải kháng cự, có thể tăng cường cơ và sức mạnh và cải thiện việc đi. Huấn luyện về cân bằng cũng có thể giúp điều chỉnh cân bằng và ngăn ngừa té ngã.
- Thuốc bổ sung hoặc thuốc. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên uống thêm calcium và vitamin D để giúp sức khoẻ xương hoặc nếu bạn bị loãng xương, thuốc giảm nguy cơ bị vỡ xương trong trường hợp ngã.
Bằng cách làm việc với bác sĩ của mình, bạn có thể tìm cách cải thiện việc đi đứng của mình và giảm nguy cơ gãy xương trong trường hợp ngã.
Hỏi: Tuần trước, chồng tôi ngất xỉu khi đi tiểu. Bác sĩ cho biết ông có thể bị bệnh "ngất xỉu khi tiểu tiện" (micturition syncope). Bệnh này có nguyên nhân từ đâu? Cách chữa?
Đáp: Ngất xỉu khi tiểu tiện là ngất xỉu trong khi, hoặc thông thường hơn, ngay sau khi đi tiểu vì huyết áp bị giảm nhiều. Bệnh này thông thường nhất ở đàn ông lớn tuổi và thường xảy ra vào ban đêm sau một giấc ngủ sâu.
Nguyên nhân chính xác của bệnh này không được hiểu rõ. Nhưng nó có thể liên quan đến việc dãn nở các mạch máu xảy ra khi bệnh nhân trỗi dậy và đứng ở nhà vệ sinh hoặc xảy ra khi bầu bàng quang trống đi khi đi tiểu. Những điều này được cho là làm giảm huyết áp đột ngột.
Các yếu tố khác có thể đóng một vai trò gây bệnh:
- Rượu
- Đói
- Mệt mỏi
- Mất nước
- Đang bệnh, thí dụ như nhiễm trùng hô hấp
- Đang uống thuốc ngăn alpha để đi tiểu dễ hơn ở nam giới có vấn đề về tuyến tiền liệt
Ngăn ngừa:
Bệnh này không xảy ra nhiều lắm và cần được đánh giá bởi bác sĩ bởi vì nó có thể có nguyên nhân là một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Ngăn ngừa bệnh này tùy thuộc vào việc tìm ra các yếu tố góp phần gây bệnh và tránh chúng.
Một số cách để tránh tình trạng ngất xỉu khi tiểu tiện và các tổn thương có thể xảy ra là:
- Tránh uống rượu quá mức
- Không được ra khỏi giường đột ngột. Đầu tiên, ngồi trên mép giường và di chuyển chân xem có bị chóng mặt hoặc đầu nhẹ đi không
- Đi tiểu ngồi
- Hỏi bác sĩ xem các loại thuốc đang sử dụng có thể gây ra tình trạng này không
Sàn nhà từ giường đến phòng tắm nên được trải thảm hoặc đệm để giúp tránh bị thương tích do bị té ngã.
Nguyên nhân chính xác của bệnh này không được hiểu rõ. Nhưng nó có thể liên quan đến việc dãn nở các mạch máu xảy ra khi bệnh nhân trỗi dậy và đứng ở nhà vệ sinh hoặc xảy ra khi bầu bàng quang trống đi khi đi tiểu. Những điều này được cho là làm giảm huyết áp đột ngột.
Các yếu tố khác có thể đóng một vai trò gây bệnh:
- Rượu
- Đói
- Mệt mỏi
- Mất nước
- Đang bệnh, thí dụ như nhiễm trùng hô hấp
- Đang uống thuốc ngăn alpha để đi tiểu dễ hơn ở nam giới có vấn đề về tuyến tiền liệt
Ngăn ngừa:
Bệnh này không xảy ra nhiều lắm và cần được đánh giá bởi bác sĩ bởi vì nó có thể có nguyên nhân là một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Ngăn ngừa bệnh này tùy thuộc vào việc tìm ra các yếu tố góp phần gây bệnh và tránh chúng.
Một số cách để tránh tình trạng ngất xỉu khi tiểu tiện và các tổn thương có thể xảy ra là:
- Tránh uống rượu quá mức
- Không được ra khỏi giường đột ngột. Đầu tiên, ngồi trên mép giường và di chuyển chân xem có bị chóng mặt hoặc đầu nhẹ đi không
- Đi tiểu ngồi
- Hỏi bác sĩ xem các loại thuốc đang sử dụng có thể gây ra tình trạng này không
Sàn nhà từ giường đến phòng tắm nên được trải thảm hoặc đệm để giúp tránh bị thương tích do bị té ngã.
Hỏi: Làm sao tôi có thể chú ý tốt và tăng sự tập trung của tôi?
Đáp: Nhiều người cảm thấy khó tập trung, nhưng đó là một kỹ năng có thể phát triển. Để tăng sự tập trung, nên:
-Giảm bớt những thứ khiến mình lo ra. Tắt TV, cất điện thoại và tắt email.Nếu bạn không tin, hãy loại bỏ thời gian nhìn vào màn hình không cần thiết trong hai ngày và xem mình đã làm thêm được bao nhiêu thứ.
- Lên kế hoạch cho những lúc lên xuống. Bạn là một người thích buổi sáng? Thì đừng dùng buổi sáng vào việc check email. Thay vào đó, hãy sử dụng nó để giải quyết các việc đòi hỏi sự tập trung đầy đủ của bạn. Dùng buổi chiều để xem hộp thư hay hoặc bắt kịp việc soạn hồ sơ của bạn.
- Không ghi nhớ quá nhiều chuyện. Quá nhiều ghi chú thầm trong óc khiến tâm trí lộn xộn. Tất cả những việc chưa hoàn thành đều có thể làm mất năng lượng tinh thần của bạn. Viết ra giấy hoặc ghi vào máy như một vật lưu trữ bên ngoài.
- Rèn luyện trí óc. Bất kỳ kỹ năng nào cũng cần thực tập. Học cách tập trung cũng vậy. Bỏ thời gian để luyện tập chú ý hay thiền. Cả hai đều là những cách tốt để thực hành bỏ nhữu chuyện gây lo ra và làm tăng tập trung.
BS Nguyễn Thị Nhuận - /quinhon11