Một số triệu chứng ở chân có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý cơ thể, trong đó có một số bệnh lý nguy hiểm hơn và cơ thể cần phát tín hiệu cảnh báo sớm.
1. Vết thương ở chân khó lành
Vết thương khó lành có thể là một vấn đề nghiêm trọng.
Các vết thương ngoài da không thể chữa lành thường liên quan đến quá trình trao đổi chất, có thể là vấn đề với tuyến tụy. Ví dụ, kháng Insulin, lượng đường trong máu cao và bệnh tiểu đường có thể khiến vết thương trên bàn chân không thể lành lại.
Vết thương nhỏ trên bàn chân bình thường có thể lành trong 3 đến 5 ngày, trong khi dạng vết thương khó lành là trong 1 tuần, thậm chí 2 tuần mà vết thương vẫn còn tiết dịch, vì vậy bạn nên chú ý để đi kiểm tra y tế sớm.
2. Thường xuyên lạnh chân
Bàn chân lạnh có liên quan đến tuần hoàn. Khi máu lưu thông không tốt sẽ không thể kiểm soát tốt nhiệt độ của tay chân cũng khiến cho chân bị lạnh. Phụ nữ đặc biệt dễ mắc phải vấn đề này.
Ngoài ra, cơ thể trao đổi chất không tốt, nhất là những người gan chuyển hóa kém rất dễ bị lạnh tay chân.
3. Ngón chân đột nhiên to ra
Ngón chân đột nhiên to ra thường liên quan đến nhiều nhân tố.
Khi bị nhiễm vi khuẩn và viêm nhiễm, chẳng hạn như Paronychia (viêm quanh móng), các ngón chân sẽ đỏ và sưng, kèm theo nóng và đau. Bệnh gút cũng có thể gây sưng khớp ngón chân.
Móng chân cũng có thể trở nên dày và to do nhiễm nấm, dẫn đến nấm móng và xuất hiện triệu chứng ngón chân lớn hơn. Một khả năng khác thường gặp là do thường xuyên bị cọ xát khiến da chân dày lên, chai sần, sau đó là các vết chai sạn. Nếu đúng là do nhiễm vi khuẩn hay do ma sát lâu ngày, thì chứng to ngón chân do chúng gây ra đều xảy ra ở một ngón hoặc một số ngón riêng lẻ.
Tuy nhiên, nếu 5 ngón chân hoặc ngón trên cả 2 bàn chân đều dày và to hơn, có hình dạng như cái chày thì hãy cảnh giác, đây có thể là một tổn thương ở phổi, hoặc thậm chí là ung thư. Phổi hoạt động kém sẽ sinh ra nhiều áp lực, khi áp lực này truyền đến các chi có thể khiến ngón tay hoặc ngón chân to ra.
Ngón chân to ra đột ngột có thể là do viêm quanh móng, nấm móng, mụn cóc. (Ảnh: Epoch Times)
4. Thường xuyên bị chuột rút ở bàn chân
Chuột rút ở chân thường xuất hiện vào nửa đêm. Khi đang ngủ trong phòng lạnh, dùng máy điều hòa không khí hoặc quạt điện, có thể bị chuột rút khi thò chân ra khỏi chăn ấm. Phụ nữ thường dễ bị chuột rút hơn.
Các cơ bị co thắt, co cứng có thể gây ra chuột rút ở bàn chân. Viêm mạch ở các mạch máu sâu trong cơ thể hoặc co thắt mạch máu cũng có thể gây ra chuột rút rất đau.
Chuột rút chân ở hầu hết mọi người cũng có thể liên quan đến sự mất cân bằng điện giải trong cơ thể. Những người bị mất cân bằng ion kali và ion canxi có khả năng cao bị chuột rút ở bàn chân.
Nói chung bệnh nhân bị bệnh thận mãn tính và bệnh tiểu đường thường bị chuột rút ở chân.
Để xử lý vấn đề này, trước hết bạn cần tìm ra nguyên nhân gây ra chuột rút. Bạn có thể đến bệnh viện để lấy máu xem có bị mất cân bằng hoặc thiếu hụt chất điện giải hay không. Lúc này có thể bổ sung bằng cách uống thuốc hoặc ăn các thực phẩm đặc hiệu.
Nếu chuột rút là do máu lưu thông kém và bàn chân lạnh, bạn nên làm thêm các biện pháp giữ ấm. Làm điều này có thể giúp cải thiện hiện tượng chuột rút.
5. Tê chân
Tê chân là hiện tượng dây thần kinh dẫn truyền bị ảnh hưởng.
Ngồi trên bồn cầu hoặc gác chân quá lâu, thậm chí giữ nguyên một tư thế quá lâu cũng có thể khiến máu lưu thông kém và ảnh hưởng đến thần kinh.
Còn một số người, cột sống không tốt, làm động tác nào đó đè lên dây thần kinh thì sẽ có cảm giác tê chân. Thoát vị đĩa đệm cũng có thể chèn ép dây thần kinh, gây tê bàn chân.
6. Đau gót chân
Có nhiều lý do dẫn đến đau gót chân, và cần thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán cuối cùng.
Bạn có thể đến khoa chấn thương chỉnh hình khám xem có phải là gai xương gót không, hoặc đến khoa phục hồi chức năng khám xem có bị viêm cân gan chân không. Thậm chí đến bác sĩ da liễu để khám xem đó là nứt nẻ da chân do dày lên, hay đau gót chân do vết chai dày do bàn chân ma sát lâu ngày.
7. Ngứa và bong tróc bàn chân
Ngứa chân, da bong tróc, có thể là do bị nấm da chân. (Ảnh: Chaipanya/ Shutterstock)
Nhiều người khi thấy bàn chân bị ngứa và bong tróc (da chân có vảy), điều đầu tiên họ nghĩ đến là nấm da chân (Tinea Pedis), còn gọi là lác đồng tiền.
Nấm da chân có thể được chia thành 3 loại. Đặc trưng rõ ràng của bong tróc bàn chân này, thuộc về nấm da chân bị sừng hóa. Nó có thể xảy ra ở gót chân, hoặc ở khu vực bàn chân trước, nhưng không ngứa lắm.
Hai dạng khác của bệnh nấm da chân là mụn nước và vết mòn ngứa. Những bệnh nhân này thường bị ăn mòn và thậm chí nổi mụn nước giữa các ngón chân của bàn chân. Lúc này, tình trạng ngứa chân sẽ rõ ràng hơn, nhiều người sẽ muốn chà xát nó.
Nguyên nhân thứ hai gây ngứa chân là do bệnh tổ đỉa ở chân.
Vào mùa hè, nhiều người bị ngứa chân tưởng mình bị nấm da chân nhưng đi khám da liễu thì phát hiện đó là bệnh tổ đỉa (Dyshidrosis). Bệnh tổ đỉa là một đợt bùng phát cấp tính của bệnh chàm mãn tính. Nó có thể gây ra mụn nước ở bàn chân, nhưng mụn nước nằm ở 1/3 sau hoặc thậm chí 2/3 sau của bàn chân, và cũng có thể xuất hiện ở cả hai bên bàn chân, đôi khi có triệu chứng bong tróc da.
Bình thường không dễ nhận biết mình bị bệnh mụn rộp ở chân hay bệnh nấm da chân hay tổ đỉa, tốt nhất là nên được bác sĩ da liễu chẩn đoán.
8. Móng chân màu vàng
Có nhiều lý do khiến móng chân bị vàng.
Chức năng gan hoặc thận của mọi người không tốt, quá trình trao đổi chất gặp vấn đề, có thể khiến móng chân chuyển sang màu vàng.
Móng chân màu vàng cũng có thể do bị nhiễm nấm mốc. Móng chân của một số người lâu ngày bị cọ xát, hoặc thích sơn móng có thể khiến móng bị dày lên và ngả sang màu vàng.
Thanh Phong/ Theo Epoch Times/trithuc