Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2022

7 cách tự kiểm tra tình hình sức khỏe cực đơn giản tại nhà

Nếu đi đến bệnh viện không phải là việc bạn muốn làm nhưng vẫn quan tâm đến vấn đề sức khỏe thì bài viết này là dành cho bạn. Dưới đây trang Bright Side cung cấp cho bạn 7 cách tự kiểm tra tình hình sức khỏe cực đơn giản tại nhà

See the source image 

1. Mắt

Mắt

Để kiểm tra mắt, hãy nhắm một mắt lại rồi lùi ra xa khỏi màn hình từ 3 đến 5 bước, sau đó mở mắt ra và nhìn vào vòng tròn phía trên. Bạn có thấy xuất hiện thêm một số đường kẻ tối màu hơn những đường kẻ còn lại không? Nếu câu trả lời là có, bạn nên đến thăm bác sĩ nhãn khoa vì có khả năng bạn mắc chứng loạn thị.

2. Độ dẻo dai

Độ dẻo dai© depositphotos

Để thực hiện bài kiểm tra này, hãy ngồi trên sàn nhà, duỗi chân thẳng ra trước mặt. Sau đó, rướn người về phía trước và dùng đầu ngón tay cố chạm vào bàn chân.

Nếu bạn có thể làm điều này một cách dễ dàng, nghĩa là cơ thể của bạn cân đối và khỏe mạnh. Còn nếu điều này khó khăn thì bạn nên tập yoga, pilates (một phương pháp giảm cân bằng cách kết hợp 1 chuỗi các bài tập thể dục có kiểm soát để tăng sức mạnh cho cơ bắp và cải thiện sức khỏe) hoặc đi bơi để cải thiện độ dẻo dai của cơ bắp và ngăn ngừa các bệnh lý về xương khớp.

3. Nhịp tim

Nhịp tim© depositphotos 

Ngồi điềm tĩnh năm phút trong yên lặng, sau đó đặt bốn ngón tay lên trên cổ tay để dò tìm mạch. Đếm số nhịp mạch đập trong 1 phút. 

Đối với người lớn và trẻ em trên 10 tuổi, 60-100 nhịp một phút được coi là bình thường. Nhiều hơn hoặc ít hơn có thể chỉ ra các vấn đề về huyết áp. Tuy nhiên, đừng cố tự mình chẩn đoán, hãy đến gặp bác sĩ để biết được chính xác hơn. 

4. Tuần hoàn máu

Tuần hoàn máu© depositphotos © depositphotos

Đổ một ít nước lạnh vào ly rồi nhúng ngón tay của bạn vào đó trong vòng 30 giây. Nếu các đầu ngón tay của bạn chuyển sang màu trắng hoặc xanh, thì bạn đang gặp vấn đề với sự lưu thông máu.

Sự giảm nhiệt độ đáng kể (hoặc căng thẳng) có thể gây ra sự co thắt của các mạch máu cung cấp máu cho ngón tay, ngón chân, mũi và tai nên những bộ phận này của cơ thể không có đủ lượng máu và bị tê liệt. Do đó, bạn nên tránh những môi trường có nhiệt độ thay đổi quá lớn và quá đột ngột.

5. Hệ hô hấp

Hệ hô hấp© depositphotos © depositphotos

Đốt 1 que diêm, đưa nó ra xa trước mặt. Hít một hơi thật sâu bằng mũi rồi thở ra bằng miệng, cố gắng thổi tắt que diêm. Bạn phải cố gắng bao nhiêu lần mới thổi tắt được que diêm? Nếu phải mất vài lần mới thổi tắt được, chứng tỏ hệ hô hấp của bạn khá kém. Nguyên nhân có thể do bạn hút thuốc, lười tập thể dục hoặc có bệnh mãn tính về đường hô hấp.

6. Sự tích nước

Sự tích nước

Phù nước © depositphotos

Dùng ngón tay cái ấn vào bàn chân. Nếu sau khi rút tay ra rồi vẫn còn vết lõm trên bàn chân nghĩa là cơ thể của bạn đang tích tụ chất lỏng dư thừa và đang bị phù. Do đó, bạn nên kiêng muối và hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, các loại đồ hộp...

7. Tuyến giáp

Tuyến giáp© depositphotos © depositphotos

Hãy nhắm mắt lại, duỗi 2 tay ra trước mặt, mở rộng lòng bàn tay rồi nhờ ai đó đặt một tờ giấy lên tay bạn. Nếu tờ giấy bắt đầu run rẩy cùng với các ngón tay, thì bạn nên đi khám bác sĩ nội tiết.

7 mẹo kể trên mới chỉ là những bài kiểm tra cơ bản ban đầu, tuy nhiên bạn chớ nên coi thường độ chính xác của chúng. Nếu phát hiện cơ thể mình có dấu hiệu bất ổn thì nên đi khám bác sĩ để phát hiện bệnh kịp thời

Nhật Minh/quanlymang