Bệnh thận là môt sát nhân thầm lặng, chẳng những thế còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống Đặc biệt trong thời kỳ bệnh dịch Covid-19 đã có nhiều trường hợp tử vong do Covid-19 trên những người có bệnh nền là suy thận mạn hoặc chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng.
Tuy vậy, có một số cách đơn giản giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận. Dưới đây là 8 quy tắc vàng để bảo vệ thận.
1.Giữ cho cơ thể khỏe mạnh
Tập thể dục và có lối sống năng động giúp chúng ta có cân nặng lý tưởng, nhờ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận mãnh tính. Hãy tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào như chạy bộ, đạp xe đạp, bơi lội, yoga… giúpđổ mồ hôi và tiêu hao bớt năng lượng dư thừa
2. Thưởng xuyên kiểm soát đường trong máu
Nhiều người không hề biết mình mắc bệnh tiểu đường mãi cho đến khi xét nghiệm hoặc khi xảy ra biến chứng. Khoảng 50% các bệnh nhân tiểu đường sẽ bị tổn thương thận nếu không được điều trị sớm, dẫn đến suy thận và thậm chí suy thận giai đoạn cuối phải chạy thận nhân tạo.
.
3. Theo dõi huyết áp
Mặc dù nhiều người biết rằng huyết áp cao có thể dẫn đến đột quỵ hoặc cơn đau tim, song ít ai biết rằng đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương thận.
Vấn đề là khoảng phân nửa số người có huyết áp rất cao không hề biết minh bị bệnh này vỉ bệnh không có triệu
chứng
Mức huyết áp bình thường là 120/80 mmHg. Từ 120/80 mmHg đến 129/89 mmHg được coi là tiền tăng huyết áp và lúc này nên điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống. Từ 140/90 mmHg trở lên, cần đi khám bác sĩ để được tư vấn, điều trị bệnh và thường xuyên theo dõi huyết áp.
Huyết
áp cao đặc biệt dễ gây tổn thương thận khi kết hợp với các yếu tố khác
như tiểu đường, cholesterol cao và bệnh tim mạch và về lâu dài sẽ ảnh
hưởng đến chức năng thận. Vì thế, bạn cần kiểm
tra huyết ápđịnh kỳ
4.Ăn uống lành mạnh
Điều này có thể giúp ngăn ngừa tiểu đường, bệnh tim và bệnh thận mạn tính. Giảm lượng muối ăn hằng ngày, các bác sĩ khuyên chỉ nên ăn 5-6 gam muối mỗi ngày (khoảng một thìa cà phê). Để giảm bớt lượng muối ăn vào, hãy cố gắng hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn của nhà hàng và không nêm thêm muối vào thức ăn. Chúng ta có thể duy trì chế độ ăn nhạt dễ dàng hơn nếu tự nấu ăn với các nguyên liệu tươi sống.
5.Uống đủ nước hằng ngày
Mỗi ngày, cơ thể cần đến 1,5 đến 2 lít nước. Uống nhiều nước giúp thận thải trừ natri, urê và các chất độc khỏi cơ thể, làm giảm đáng kể nguy cơ phát bệnh thận mạn tính. Tuy vậy, uống nhiều không có nghĩa là uống quá nhiều một lúc, vì có thể gây hại.
Điều quan trọng cần lưu ý rằng lượng nước cần thiết cho mỗi cá nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm giới tính, vận động, khí hậu, tình trạng sức khỏe, mang thai và cho con bú... Đặc biệt những người bị sỏi thận nên uống 2-3 lít nước mỗi ngày để giảm bớt nguy cơ hình thành sỏi mới. Những người mắc bệnh thận, tim, gan cần hỏi bác sĩ lượng nước tối đa có thể uống mỗi ngày để tránh tình trạng sưng phù, khó thở
6. Không hút thuốc
Hút thuốc lá có thể làm giảm lưu lượng máu đến thận, làm thận tổn thương và hoạt động kém hiệu quả. Hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ ung thư thận lên gấp rưỡi so với người không hút thuốc lá.
7. Không dùng thường xuyên các thuốc không kê toa
Các thuốc giảm đau kháng viêm không-steroid nếu dùng lâu dài có thể ảnh hưởng chức năng thận, thậm chí có thể dẫn đến suy thận giai đoạn cuối. Vì vậy, chỉ nên dùng những thuốc này theo hướng dẫn của bác sĩ.
8.Định kỳ kiểm tra chức năng thận
Tiểu đường, tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy thận mạn tính ,thường ra môt cách thầm lặng, vì vậy chỉ đươc phát hiện khi xét nghiệm máu và nước tiểu. Tình trạng béo phì dẫn đến hội chứng chuyển hoá, là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến mạch máu thận, tiểu protein, tăng áp lực cầu thận và cuối cùng dẫn đến suy thận..
sưu tầm-tintuccaonien
T