Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2020

Ý nghĩa các loài hoa

Hoa như một bậc quân tử giữa thế gian trần tục…

Hoa mai
                  
Hoa mai nằm trong tứ quân tử “Tùng, cúc, trúc, mai” đại diện cho những khí chất của người quân tử. Hoa mai mang vẻ đẹp cốt cách, thanh cao, vươn mình tỏa hương trong nghịch cảnh mà lại không phô trương, là biểu tượng của sự kiên cường, khẳng khái. Đã khiến người quân tử trải bao chiến trận, oanh liệt lẫy lừng, đứng trước cành mai vẫn phải thốt lên rằng: 
Kiếm sĩ Phù Tang dưới gốc anh đào ( Samurai under Sakura )

“Mười năm chu du tìm gươm báu
Một đời chỉ cúi lạy hoa mai”
 

Hoa mẫu đơn

                         

Mẫu đơn là “vương của các loài hoa”, là “quốc sắc thiên hương”. Vẻ đẹp của Mẫu đơn là vẻ nồng nàn, tròn đầy, rực sắc khiến kẻ thi sĩ say thơ tình, khiến người họa sỹ vì mến mộ mà dành cả đời chỉ để tô vẽ mẫu đơn. Bởi vậy mới có câu nói “Thiên hạ chân hoa độc mẫu đơn” (Trong thiên họa, duy chỉ có mẫu đơn mới đích thực là hoa).

Hoa cúc
                          
Cũng giống như mai, cúc mang một nét đẹp riêng không trộn lẫn với bất kỳ loài hoa nào. Khi tiết trời trở đông, những cánh hoa bắt đầu héo tàn thì lạ thay bông cúc kia lại nở rộ, mang những sắc màu xua đi cái u ám, lạnh lẽo của mùa đông, rực rỡ giữa đất trời coi thường nghịch cảnh của tạo hóa.


Hoa sen
                     
                           Hoa sen thánh khiết của miền tịnh thổ. (Ảnh: Pixabay)
Trong ngàn vạn các loài hoa trên đời, chỉ riêng hoa sen là loài hoa mang vẻ đẹp thánh khiết và thanh tịnh nhất. Ở hoa sen, người ta thấy được đức tính vô nhiễm dù mọc lên từ bùn mà chẳng hề bị nhuốm bẩn, thùy mỹ, thuần khiết và kiên nhẫn. 
 
Từ ngàn xưa, hoa sen đã là biểu tượng của loài hoa thánh khiết trong cõi tu Phật. Nhắc đến hoa sen là người ta liên tưởng đến miền Cực lạc; nơi dục vọng, hỉ nộ ai lạc của con người đều được hòa tan trong miền tịnh thổ của bình hòa và từ bi viên mãn.

Hoa trà
                  
Chuyện kể rằng trà là thức uống của Thần tiên trên Thiên giới, trà có thể thanh lọc bụi bẩn, tẩy tịnh tâm hồn. Vậy nên hoa trà cũng được xem là một loài hoa của Thiên thượng, vô dục, vô cầu, thanh khiết mà cao quý.

Hoa đỗ quyên
                   
Đỗ quyên trong văn hóa của người Trung Hoa là biểu tượng của tình yêu nồng đậm.
Hoa Đỗ Quyên có nhiều tên gọi khác nhau như Báo xuân hoa, thanh minh hoa, ánh sơn hồng, sơn thạch lựu, mãn sơn hồng,…
Ở Việt Nam nó được gọi là Hoàng quyên (màu vàng), bạch quyên (màu trắng), hồng quyên (màu hồng), tử quyên (màu đỏ tía).
 
Người ta kể lại rằng một vị hoàng đế cổ đại đã không thể quên được tình yêu của mình và chết trong sự thất vọng. Sau khi ông qua đời, ông trở thành một con chim và hát cả ngày lẫn đêm vào cuối mùa xuân. Cuối cùng, nó bị xuất huyết đến chết và máu của nó đã nhuộm tất cả những bông hoa trên núi; những bông hoa do đó được đặt tên là hoa đỗ quyên. “Đỗ” gần giống với từ “đợi” và “quyên” gần giống với từ “quên”. 
 
Hoa lan
                 
Hơn 2000 năm trước, thi sỹ Khuất Nguyên đã ví von vẻ đẹp của hoa lan với giai nhân:
“Thu lan ơi mườn mượt, cọng tía cùng lá xanh.
Đầy nhà toàn người đẹp, riêng với ta đưa tình”.
 
Hoa lan mang một vẻ đẹp thanh cao, kiều diễm, hương thơm thâm trầm nhưng tính cách lại khiêm nhường ẩn giấu. Lan thường mọc trong núi cao rừng sâu, nơi ít người lui tới như những ẩn sỹ. Sống nơi núi non hẻo lánh, tạm xa chốn trần gian nhuốm bụi hồng trần.
Vẻ đẹp của mỗi loài hoa từ xưa đến nay luôn khiến những người yêu thiên nhiên đặc biệt cảm khái. Nếu một ngày thế gian này không còn có hoa thì cũng như Thế giới đã mất đi những điều tốt đẹp. Nhưng chẳng phải hoa kia đẹp rồi có lúc cũng sẽ tàn. Vâng, đó vốn là quy luật của tạo hóa như sinh lão bệnh tử của đời người trong cõi trần gian này. Con người muốn trường sinh bất tử, loài hoa kia muốn giữ mãi sắc hương duy chỉ sống một đời thanh sạch, hành thiện tích đức để hương thơm trường tồn vĩnh cửu với thời gian.
 
-Tuệ Minh-/caonienviethac