Mùa
đông đến, thời tiết trở nên lạnh hơn, da cũng xuất hiện tình trạng khô
ráp rõ rệt, mọi người cũng bắt đầu quan tâm đến việc điều chỉnh ăn uống
và chăm sóc sức khỏe để bản thân và gia đình đều có một mùa đông khỏe
mạnh, vui vẻ.
Ăn
uống vào mùa đông cần chú ý 2 nguyên tắc chính: một là ăn những loại
thực phẩm có tính ấm nóng, kiêng ăn đồ lạnh, dầu mỡ nhằm bảo vệ dương
khí trong cơ thể; hai là nên ăn nhiều loại thực phẩm, chú ý cân bằng chế
độ ăn uống, nạp đủ chất béo, protein, vitamin, khoáng chất và
carbohydrate. Có những loại rau củ quả mùa đông không chỉ có giá trị
dinh dưỡng cao, ít calo, mà còn có công dụng bảo vệ sức khỏe, là loại
thực phẩm tốt nhất cần bổ sung trong bữa ăn.
Dưới đây là 8 loại thực phẩm dưỡng sinh tốt nhất vào mùa đông:
1. Cải thảo
“Trăm
món ngon không bằng cải thảo”, cải thảo có tính hàn nhẹ, vị ngọt, chứa
nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, kali, magiê, chất xơ không hòa tan
trong nước, có công dụng dưỡng vị sinh tân, giải khát, nhuận tràng thải
độc và làm đẹp da, đây là loại rau đúng mùa vô cùng thích hợp ăn vào mùa
đông. Thế nhưng không nên ăn quá nhiều cải thảo nhằm tránh tiêu chảy,
lạnh tay chân, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và hấp thụ các khoáng chất.
2. Bí đỏ
Bí
đỏ có chứa nhiều pectin, β-caroten, chất xơ, khoáng chất và các loại
vitamin A, B, C, K, B2 cũng như các nguyên tố vi lượng như phốt pho,
canxi, magiê, kẽm, đây là loại thực phẩm rất tốt mà ai cũng biết. Thường
xuyên ăn bí đỏ giúp phòng chống ung thư, phòng độc, hỗ trợ loại bỏ kim
loại nặng và thuốc trừ sâu khỏi cơ thể, phòng ngừa bệnh tiểu đường, cao
huyết áp, sỏi mật và các bệnh về gan thận khác.
3. Cải bẹ xanh (cải dưa)
Cải
bẹ xanh là loại “rau trường sinh” mà người Trung Hoa luôn ăn vào dịp
Tết, có chứa nhiều lutein, các vitamin A, B, C, D, K, chất xơ cũng như
có hàm lượng β-caroten cao, có công dụng phòng chống cảm cúm, tăng sức
đề kháng, thúc đẩy trao đổi chất. Chất xơ phong phú trong cải bẹ xanh có
tác dụng hỗ trợ đường ruột co bóp, tiêu trừ táo bón, loại bỏ các chất
thải. Cải bẹ xanh được biết đến là có thể giảm tỷ lệ mắc ung thư đại
tràng, được gọi là “loại rau phòng ngừa ung thư”.
4. Cải bó xôi (rau chân vịt)
Dinh
dưỡng trong cải bó xôi rất phong phú, chứa nhiều vitamin A, K và các
nguyên tố vi lượng như mangan, magiê, canxi, sắt cũng như axit folic,
flavonoid, carotenoids v.v… Trong đó, axit folic có tác dụng bảo vệ điểm
vàng trên võng mạc, vitamin K giúp duy trì các chất dinh dưỡng quan
trọng đối với sức khỏe xương khớp. Thế nhưng, hàm lượng axit oxalic
trong cải bó xôi khá cao, không nên ăn quá nhiều trong một lần, bên cạnh
đó nhưng người bị viêm thận, sỏi thận cũng không nên ăn.
5. Rau diếp
Rau
diếp rất giàu vitamin C, sắt, phốt pho, canxi, β-caroten, protein, chất
diệp lục v.v… Lactucin có trong rau diếp có công dụng phân giải chất
gây ung thư như axit nitơ trong thực phẩm, giúp phòng chống ung thư gan,
ung thư dạ dày cũng như có thể giảm cảm giác khó chịu ở bệnh nhân ung
thư khi hóa xạ trị. Rau diếp chứa chất xơ thô, ít calo, ít đường, có thể
thúc đẩy nhu động đường ruột và trao đổi chất. Những người đang giảm
cân, thiếu máu, bị bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau diếp.
6. Củ cải trắng
Củ
cải trắng tính mát, vị ngọt hơi đắng, có công dụng phòng ung thư, sát
khuẩn, tăng cảm giác ngon miệng, phòng ngừa cao huyết áp và bệnh tim
mạch vành, đặc biệt thích hợp với những người bị nhiều đờm, phổi và dạ
dày nóng, táo bón. Củ cải trắng nấu cùng đường phèn giúp tiêu đờm, nhuận
phổi, chữa ho; nấu củ cải trắng cùng thanh quả lấy nước uống giúp giảm
cảm giác khô cổ, đau rát cổ do nóng phổi và dạ dày.
7. Kiwi
Tuy
có kích thước nhỏ, nhưng giá trị dinh dưỡng của kiwi lại rất cao, chứa
nhiều vitamin A, C, kali, canxi, phốt pho, magiê, đường cũng như chất xơ
giúp chống lão hóa, làm đẹp da, điều hòa huyết áp, tăng khả năng miễn
dịch, giảm cholesterol, cải thiện táo bón và các công dụng khác. Kiwi có
hàm lượng vitamin C cao, mỗi ngày nên ăn một quả, ăn trước bữa cơm để
hấp thụ chất dinh dưỡng, ăn sau bữa cơm để hỗ trợ tiêu hóa và bài tiết.
8. Quả mọng
Các
loại quả mọng được thu hoạch vào mùa đông, có giá trị dinh dưỡng rất
cao, là nguồn vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa. Quả mọng có chứa
cyanidin đặc trưng giúp giảm loét dạ dày, các bệnh về nướu, viêm nhiễm
đường tiết niệu, cũng như có thể bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ viêm
nhiễm.
Ngoài
ra, vào mùa đông nên uống trà nóng (trà xanh, trà trắng, hồng trà, trà ô
long) để giúp bảo vệ tim mạch, tăng cường trao đổi chất, có tác dụng
phòng chống các bệnh ung thư và hệ thần kinh, lại vừa không cần lo lắng
về vấn đề tăng cân, rất tốt cho sức khỏe.
Minh Ngọc/trithucnet