Sau khi nghiên cứu trên nhiều cặp song sinh giống hệt nhau, các nhà khoa học đã ước tính gen chỉ ảnh hưởng không quá 30% thời gian sống của con người. Do đó, yếu tố lớn nhất kiểm soát tuổi thọ của một người là môi trường.
Chế độ dinh dưỡng là tiêu điểm của các cuộc tranh luận và nghiên cứu. Hạn chế hấp thụ calo để con người sống lâu hơn vẫn còn là điều bí ẩn. Cho đến nay, các nghiên cứu mới chỉ khẳng định, việc làm này có thể tăng tuổi thọ của chuột và những sinh vật nhỏ. Tuy nhiên, không phải lúc nào kết quả thử nghiệm trên người cũng giống với trên động vật.
Tranh luận không tới hồi kết
Bên cạnh đó, những câu hỏi đặt ra về việc con người nên ăn gì để sống lâu hơn cũng là chủ đề nóng trong giới nghiên cứu. Không phải ngẫu nhiên các chuyên gia tiến hành tìm hiểu lượng thịt con người tiêu thụ mỗi ngày.
Những phân tích tổng hợp được tham khảo từ một số nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn ít thịt có liên quan đến khả năng sống lâu và bạn kiêng thịt càng dài thì càng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu đều đồng ý với nhận định này. Một số khác lại cho rằng rất ít hoặc thậm chí không có sự khác biệt nào về tuổi thọ giữa người ăn thịt và người ăn chay.
Các bằng chứng chỉ cho thấy không tiêu thụ thịt có thể giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như tiểu đường loại 2, huyết áp cao và thậm chí ung thư . Nhiều chuyên gia cũng khẳng định chế độ ăn thuần chay đem lại nhiều lợi ích hơn chế độ ăn chay.
Vì vậy, chúng ta liệu có thể tự tin kết luận tránh tiêu thụ thịt sẽ giúp tăng tuổi thọ của con người hay không? Câu trả lời là chưa hẳn.
Bế tắc
Theo James Brown, giảng viên cao cấp về Sinh học và Y sinh tại Trường Khoa học Đời sống và Sức khỏe trực thuộc Đại học Aston, Vương quốc Anh, điều đầu tiên chúng ta cần cân nhắc là tuổi thọ của con người hơn rất nhiều giống loài khác. Điều này vô tình cản trở và gây khó khăn cho những nghiên cứu về giới hạn sống của chúng ta. Không một nhà khoa học nào có thể chờ 90 năm để hoàn thành nghiên cứu.
Từ dữ liệu thu thập được, nhà khoa học sẽ đưa ra nhận định mối liên hệ giữa thói quen ăn thịt đối với khả năng sống thọ.
Thay vào đó, nhằm tìm hiểu về vấn đề này, họ sẽ dựa trên những hồ sơ có sẵn hoặc thuê tình nguyện viên. Nhiệm vụ của những người này là hỗ trợ thống kê, so sánh tỷ lệ tử vong và các nhóm người có nguy cơ tử vong cao. Từ dữ liệu thu thập được, nhà khoa học sẽ đưa ra nhận định mối liên hệ giữa thói quen ăn thịt đối với khả năng sống thọ .
Trên thực tế, phương pháp nghiên cứu này chứa khá nhiều lỗ hổng. Đầu tiên, không phải lúc nào ăn thịt và sống thọ cũng liên quan tới nhau. Nói cách khác, đôi khi chúng không có quan hệ nhân quả. Ăn chay và sống thọ có khả năng đi kèm với tới nhau nhưng không thể kết luận con người sống lâu chỉ bằng việc không tiêu thụ thịt. Thực hiện nhiều thói quen lành mạnh như tập thể dục, tránh hút thuốc và ít uống rượu cũng góp phần kéo dài tuổi thọ con người.
Thực hiện nhiều thói quen lành mạnh như tập thể dục, tránh hút thuốc và ít uống rượu góp phần kéo dài tuổi thọ con người.
Các nghiên cứu về dinh dưỡng thường dựa trên các số liệu thử nghiệm của tình nguyện viên để đo lường chính xác lượng thức ăn họ tiêu thụ hàng ngày. Trên thực tế, mọi người có xu hướng giảm lượng calo tiêu thụ và tăng cường quá nhiều thực phẩm lành mạnh khi được yêu cầu.
Do đó, nếu không thực sự kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn uống của người thử nghiệm và xem họ sống được bao lâu, chúng ta khó thể đặt niềm tin tuyệt đối vào những nghiên cứu như vậy.
Vậy mọi người có nên tránh tiêu thụ thịt để sống lâu và sống khỏe hay không?
Điều quan trọng nhất có lẽ nằm ở việc kiểm soát yếu tố môi trường, bao gồm cả những gì chúng ta ăn. Từ các bằng chứng có sẵn, mọi người hoàn toàn có thể tin tránh tiêu thụ thịt sẽ giảm khả năng mắc bệnh khi về già.
Một số bằng chứng khác cũng chỉ ra, kết hợp điều này với hạn chế thực hiện thói quen kém lành mạnh sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
Tapchi Hoaky./anle20