Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

10 tác dụng của củ sả với sức khỏe và làm đẹp

Củ sả hay cây sả nói chung đều mang lại tác dụng to lớn đối với sức khỏe con người. Ngoài việc được sử dụng trong chế biến món ăn, củ sả còn được dùng để làm thuốc điều trị bệnh và làm đẹp.
 Hình ảnh của cây sả.

Đặc điểm và công dụng của sả

Cây sả hay củ sả là một trong những loại gia vị quen thuộc của người Việt trong những bữa ăn. Nó có thể được tán thành bột hoặc thái nhỏ để ăn kèm với một số loại thức ăn. Cây sả có tên gọi khác là sả chanh, hương mao, cỏ sả,... là loại cây sống lâu năm. Thân cây cao từ 1 đến 1,5 mét, có màu xanh, phiến lá cuốn vào nhau thành từng lớp, có mùi thơm vô cùng dễ chịu.
Cây sả hay củ sả có nguồn gốc từ Ấn Độ xong được trồng rộng rãi trên các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Loài cây này xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền bắc của nước ta. Trong Đông y, củ sả thường được sử dụng để điều trị một số bệnh về tiêu hóa, giải cảm, hạ sốt, bệnh da liễu,.
..

Tác dụng của sả đối với sức khỏe 

1. Nước củ sả chữa ung thư hiệu quả

Trong củ sả cứ 100g thì chứa đến 24 microgram chất beta-carotene. Đây là chất chống oxy hóa rất mạnh, có thể tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Nhờ đó mà tình trạng ung thư giảm đi đáng kể, ngăn chặn bệnh phát triển.

2. Điều hòa huyết áp cho cơ thể

Củ sả có chứa đầy đủ lượng magie và kali mà cơ thể cần. Kali sẽ giúp cho huyết áp của cơ thể ổn định và giảm xuống khi đang ở mức cao. Huyết áp được ổn định sẽ giúp giảm đi đáng kể nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Đây là tác dụng của củ sả được nhiều bệnh nhân cao huyết áp tin dùng.

3. Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn

Trong củ sả có nhiều hoạt chất có tác dụng diệt khuẩn và chống oxy hóa tốt sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và không gặp phải các căn bệnh nguy hại. Người ta cũng thường dùng củ sả như là một cách chữa trị đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu hiệu quả.

4. Ức chế sự phát triển của vi khuẩn

Nếu như sử dụng củ sả để tạo ra tinh dầu, trong tinh dầu đó sẽ chứa methyl iso-eugenol và một vài hợp chất khác. Đây là những chất có khả năng ức chế hoàn toàn sự phát triển của vi khuẩn, ngăn chúng phát triển và gây hại cho cơ thể. Điều này vô cùng có lợi trong quá trình điều trị nhiễm trùng vết thương hoặc chữa các bệnh ngoài da.

5. Khả năng giải độc hiệu quả

Một tác dụng của củ sả khác thường được sử dụng đó chính là giải độc cho cơ thể. Củ sả nói chung và trong tinh dầu sả đều có chứa diaphoretic sẽ giúp tăng tiết mồ hôi cho cơ thể, thúc đẩy quá trình đào thải độc tố. Cơ thể sẽ loại bỏ muối thừa, nước thừa, chất béo có hại ra khỏi cơ thể, từ đó khiến cơ thể trở nên nhẹ nhàng hơn.

6. Loại bỏ mùi hôi tanh khó chịu

Trong củ sả khi tổng hợp thành tinh dầu sẽ chứa rất nhiều các chất có mùi thơm và diệt khuẩn tốt. Chính những chất này sẽ giúp loại bỏ đi mùi hôi tanh khó chịu trên thực phẩm, quần áo hoặc là cơ thể của bạn. Bạn có thể pha tinh dầu sả với nước tắm để loại bỏ mùi hôi khỏi cơ thể. Tuy nhiên nếu sử dụng một lượng lớn tinh dầu có thể gây tình trạng kích ứng da.

7. Giảm ho và sốt ở người

Củ sả vốn có tính nóng, cay nồng, khi kết hợp với tỏi, mật ong có thể làm tăng hiệu quả điều trị ho, sốt ở người. Ngoài ra củ sả chứa các hoạt chất diệt khuẩn mạnh sẽ giúp bệnh mau lành hơn, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

8. Tốt cho hệ thần kinh

Tinh dầu sả bào chế từ củ sả sẽ giúp tăng cường đáng kể các chức năng của hệ thần kinh. Nó giúp khí huyết lưu thông tốt hơn, giảm thiểu khả năng mắc các bệnh thần kinh như Parkinson, Alzheimer, rối loạn trí nhớ, thiểu năng tuần hoàn não,....

9. Hỗ trợ quá trình giảm cân ở phụ nữ

Người ta thường sử dụng củ sả giống như ớt, để làm nhiệm vụ đốt cháy mỡ thừa. Ngoài ra củ sả nếu dùng đúng cách có thể cắt giảm calo cho cơ thể, thuận lợi cho quá trình giảm cân của chỉ em phụ nữ. Củ sả còn giúp thúc đẩy máu lưu thông tốt hơn và cải thiện khả năng trao đổi chất trong cơ thể.

10. Công dụng của cây sả trong làm đẹp

Củ sả rất giàu vitamin C, đây là chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm cao sẽ khiến làn da trở nên mịn màng, ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện mụn nhọt. Ngoài ra vitamin C còn giúp cơ thể kích thích sản sinh collagen, giúp tóc trở nên suôn mượt hơn. Tinh dầu sả còn chứa hai hoạt chất là citral và geraniol có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và tế bào ung thư có hại, từ đó các tế bào nang tóc có thể phát triển và giúp tóc mọc nhiều hơn.

Tác dụng phụ khi sử dụng củ sả sai cách

Tất nhiên là có nếu như bạn sử dụng sai cách và quá liều, một số tác dụng phụ có thể xảy đến với cơ thể như:
  • Củ sả có tính nóng, ấm, sử dụng quá nhiều có thể gây ra tình trạng tiêu chảy ở người.
  • Sử dụng tinh dầu nguyên chất từ củ sả một cách trực tiếp có thể khiến bạn bị ngộ độc, kích ứng toàn thân. Vậy nên phải pha loãng trước khi dùng.
  • Tinh dầu sả có thể gây sốc phản vệ nếu như bạn bị dị ứng với một vài thành phần của củ sả.

Lưu ý đối tượng sử dụng củ sả và tinh dầu

  • Phụ nữ đang mang thai cần phải cẩn trọng khi sử dụng tinh dầu sả. Sả có thể khiến kích thích tử cung, ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt và dễ gây sảy thai.
  • Trẻ em tuyệt đối không được nghịch tinh dầu sả bởi sẽ bị kích ứng da gây ngứa ngáy khó chịu.
  • Người bị hư nhược, thể trạng yếu cũng không nên dùng củ sả thường xuyên. Bởi củ sả có tính nóng, có thể gây tiêu tan khí huyết cho những người này.
  • Bị dị ứng với củ sả tuyệt đối tránh xa và không được dùng tinh dầu sả.         (khoahoc.tv)