Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

Táo bón có nhiều nguyên nhân và khó điều trị

Táo bón thường xảy ra khi chất cặn bã hoặc phân di chuyển quá chậm qua đường ruột hoặc không thể được loại khỏi trực tràng một cách hiệu quả, điều này có thể làm cho phân trở nên rắn và khô.
Táo bón có nhiều nguyên nhân và khó điều trị

 Táo bón mạn tính có rất nhiều nguyên nhân:
1. Tắc ở ruột già hoặc trực tràng: sự tắc của ruột già hoặc trực tràng gây chậm hoặc ngưng vận chuyển phân, gây ra bởi tình trạng rò hậu môn, tắc ruột, ung thư đại tràng, hẹp đại tràng (sự co thắt), ung thư hậu môn, phình trực tràng.
2. Rối loạn hoạt động thần kinh quanh đại tràng và trực tràng: những vấn đề thần kinh có thể ảnh hưởng đến co thắt cơ ở đại tràng và trực tràng đẩy phân trở ngược lên ruột non. Có nhiều nguyên nhân: bệnh thần kinh cơ tự chủ, xơ cứng rải rác, bệnh Parkinson, chấn thương tủy sống, tai biến mạch não.
3. Khó khăn trong hoạt động cơ tống phân ra ngoài: những vấn đề liên quan đến cơ vùng chậu làm ảnh hưởng đến sự tống phân. Gồm nhiều lý do: không khả năng giãn cơ vùng chậu để cho phép vận động ruột già, cơ vùng chậu không phối hợp đồng bộ giữa co thắt và giãn, yếu cơ vùng chậu.
4. Những tình trạng bệnh ảnh hưởng đến hormon trong cơ thể: hormon giúp cân bằng dịch trong cơ thể. Những bệnh lý làm mất cân bằng hormon có thể dẫn đến táo bón, bao gồm: đái tháo đường, cường tuyến cận giáp, có thai, suy tuyến giáp.
5. Yếu tố nguy cơ gây táo bón: có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị táo bón mạn tính, bao gồm yếu tố lớn tuổi, nữ giới, mất nước, ăn chế độ ăn ít chất xơ, ít hoạt động thể lực, dùng một số loại thuốc (thuốc an thần, thuốc ngủ, một số thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc hạ huyết áp), có rối loạn tâm thần kinh (như bệnh trầm cảm hoặc rối loạn ăn uống). 
Điều trị táo bón mạn tính thường bắt đầu bởi thay đổi chế độ ăn uống và lối sống nhằm tăng tốc độ di chuyển phân qua đường ruột.Nếu những sự thay đổi này không có kết quả thì bác sĩ sẽ kê thuốc hoặc phẫu thuật nếu cần thiết.

BS.. ĐẶNG MINH TRÍ