1- Thực phẩm mọc mầm ăn đươc cưc tốt cho sức khỏe
Nhiều người thường cho rằng rau củ mọc mầm đều là đồ hỏng. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm mọc mầm lại làm tăng thêm giá trị dinh dưỡng và có tác dụng cực tốt với sức khỏe.
Đậu tương mọc mầm
Học viện Dinh dưỡng và Khoa học Thực phẩm thuộc Đại Học Nông Nghiệp Trung Quốc mới đây đã đưa ra kết quả nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng cực cao của đậu tương.
Tuy nhiên, cũng theo như nghiên cứu thì trong đậu tương tốt nhưng lại mang một số hợp chất gây trở ngại cho quá trình hấp thu dinh dưỡng. Vậy nên khi bạn sử dụng đậu tương đã mọc mầm thì những chất này sẽ bị phân giải và dinh dưỡng sẽ cao hơn hẳn so với dùng đậu tương bình thường.
Mầm đậu tương càng tươi, nhẵn nhịu thì càng dễ tiêu hóa. Sử dụng những mầm đậu này còn khiến sữa đậu nành, đậu xào cùng nấm hương ngon miệng và giàu dinh dưỡng hơn. Nhưng mầm này tốt nhất chỉ nên sử dụng khi chúng dài chưa đến nửa centimet.
Tỏi
Mầm tỏi chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao gấp nhiều lần so với tỏi thông thường. Lượng chất này tăng cao nhất vào ngày thứ 5 kể từ khi tỏi bắt đầu nảy mầm. So vởi tỏi thường, mầm tỏi có tác dụng chống ung thư và làm chậm quá trình lão hóa tốt hơn. Không những thế, mầm tỏi còn chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C...
Chỉ cần củ tỏi không bị nấm mốc thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng ngay cả khi nó bị mọc mầm.
Mầm đậu Hà Lan
Trong các loại họ đậu, mầm đậu Hà Lan được xếp hàng đầu về thành phần giá trị dinh dưỡng và công dụng với sức khỏe. Hàm lượng carotene lên tới 2700mg/100gr cao gấp đôi lượng carotene trong các loại rau củ khác. Không chỉ dễ dàng chế biến mà những mầm đậu Hà Lan này còn rất dễ ăn và ngon miệng.
Giá đỗ
Hạt đậu xanh là một loại rau nhỏ chứa hàm lượng kali cao và các chất dinh dưỡng khác, là thức ăn lý tưởng cho những bệnh nhân cao huyết áp. Mầm đậu xanh giàu vitamin, khoáng chất… rất tốt để hỗ trợ chức năng sinh lý, chức năng sinh sản cho cả nam và nữ.
Khi hạt đậu nảy mầm, hàm lượng caroten cao hơn hẳn so với các loại trai cây và rau thông thường giúp tăng thị lực cho đôi mắt, cải thiện làn da thô ráp cũng như thúc đẩy sự cân bằng dầu trên làn da, đặc biệt là da nhờn.
Mầm của gạo lứt
Hạt gạo lứt có thành phần chất xơ khá cao và là loại gạo không hề xa lạ với mỗi người chúng ta. Ngoài ra, gạo lứt giúp chữa bệnh vô cùng hiệu quả rất nhiều người sẽ cảm thấy khó ăn, khó tiêu hóa và chế biến cũng khó khăn hơn.
Hạt gạo lứt khi mọc mầm vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng của mình. Đồng thời mầm gạo lứt còn giúp chữa bệnh ổn định huyết áp cho người cao tuổi, tim mạch…
Mầm cây hương thung
Sở hữu hàm lượng carotene, vitamin B2, K… phong phú mầm cây hương thung giòn và mềm rất dễ chế biến. Chứa ít muối nitrit nên khi dùng cùng dầu vừng và muối chúng cực an toàn với đường tiêu hóa.
2. Thực phẩm mọc mầm tuyệt đối nên tránh xa
Khoai tây, khoai lang: Mầm của các loại khoai nói chung thường chứa nhiều solaine – loại glyco-alkaloid đắng và độc tập trung ở phần chân mầm khiến bạn đau bụng, nôn mửa. Để tận dụng những củ này trong nấu ăn bạn lên cắt hết phần mềm và ngâm khoai với muối.
Lạc: Hàm lượng dinh dưỡng trong lạc sẽ ngay lập tức bị chuyển hóa thành chất có tác dụng nuôi mầm nhưng lại gây độc cho người, thậm chí tăng nguy cơ ung thư gan
Gừng: Đừng tiếc những củ gừng đã mọc mầm. Bởi mầm gừng chứa lưu huỳnh và nhiều chất độc biến tính khác khiến nhiễm độc gan.
Đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim với lượng glucozid cao sẽ mau chóng sản sinh acid cyanhydric giống như trong măm và sẵn gây nhiễm độc. Vậy nên tuyệt đối không nên sử dụng những loại mầm này.
Phong Vũ
Theo tạp chí Sống khỏe