Người đứng đầu khoa bệnh truyền nhiễm thuộc Bệnh viện Hữu nghị Trung-Nhật Zhan Qingyuan cho biết: “Vẫn có nguy cơ tái nhiễm đối với bệnh nhân đã hồi phục. Cơ thể họ sẽ sản sinh kháng thể. Tuy nhiên, ở một số cá nhân, kháng thể không tồn tại lâu dài.

Ông Zhan khuyến cáo các bệnh nhân xuất viện cần chủ động nâng cao phòng bị, tránh nhiễm lạnh và tiến hành kiểm tra định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ.
Những người khỏi bệnh cũng nên tránh những hoạt động tập thể do có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo.
“Với nhiều bệnh truyền nhiễm, con người có thể phát triển miễn dịch chống lại một chủng cụ thể sau khi nhiễm virus. Thông thường, người đó sẽ không tái nhiễm trong lần tiếp theo tiếp xúc với mầm bệnh. Trong trường hợp chủng virus corona mới, các nhà khoa học đang tìm cách giải đáp vấn đề này,” theo  lời giáo sư Y tế và Dịch tễ Toàn cầu ở Đại học George Mason, Amira Roess
Các bác sĩ và nhà virus học hiện chưa biết rõ về chủng virus corona mới (nCoV) để kết luận con người có phát triển miễn dịch đầy đủ sau khi nhiễm bệnh hay không. Theo ông Zhan, virus nCoV cũng có thể đột biến nhanh chóng, do đó miễn dịch với một chủng không đảm bảo hiệu quả với chủng khác.
Hôm 30/1, Tổ chức Y tế Thế giới WHO tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu về dịch viêm đường hô hấp do chủng virus corona mới này. Theo số liệu được báo cáo, tính đến ngày 4/2, có 426 người chết vì dịch viêm phổi cấp do virus corona, số ca nhiễm tăng lên 20.622. Tuy nhiên, theo ước tính của Đại học Hong Kong, tổng số các trường hợp bị nhiễm có thể cao hơn rất nhiều so với con số chính thức.
dkn.tv