Cảm cúm là căn bệnh liên quan đến đường hô hấp và rất dễ mắc phải. Nhất là khi tiết trời vào đông thì căn bệnh này lại rất là phổ biến. Chúng khiến bạn phải khó chịu khi cứ phải liên tục lau nước mũi, đôi khi còn nghẹt mũi gây khó thở nữa. Cảm cúm nặng có thể dẫn đến viêm đường hô hấp gây ho khang, ho đờm rất là vất vả.
Nếu chán hoặc sợ phải dùng các loại thuốc kháng sinh thì bạn hãy yên tâm. Vì các mẹo dân gian sau đây thừa sức chữa khỏi và phòng bệnh cảm cúm rất là hiệu quả:
1. Dùng hành lá
Đây là một cách rất đơn giản và hiệu quả bởi vì hành lá giàu chất chống oxy hóa, chứa chất kháng sinh mạnh (axilin), chứa chất làm ức chế sự tự sao chép vi rút cúm A, tăng cường sản xuất các kháng thể trung hòa chống lại vi rút cảm cúm.
Nhớ là khi có dấu hiệu mệt mỏi, ớn lạnh trong người thì nên nấu và thưởng thức ngay một tô cháo nóng có nhiều hành lá. Nên ăn từ muỗng nhỏ. Ăn xong thì nên nghỉ ngơi, giữ ấm và tránh gió lạnh xâm nhập trở cơ thể.
2. Dùng tỏi
Trong tỏi có chứa chất oxy hóa mạnh, có thể tiêu diệt vi rút, kháng khuẩn nên chữa cảm lạnh, cảm cúm rất tốt. Bạn có thể dùng cách trị cảm lạnh này ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh.
Nhớ dùng tỏi tươi sẽ công hiệu hơn. Giã nát rồi ngửi nhiều lần, sau đó pha phần tỏi giã nát với nước và uống. Ngoài ra, bạn có thể thái lát tỏi, ngâm trong giấm khoảng 30 ngày rồi ngậm lát tỏi trong miệng từ 10 đến 15 phút mỗi ngày.
Muốn xông hơi thì bạn giã giập tỏi, đun với nước sôi rồi cho vào ly. Dùng tờ A4 đậy kín miệng. Đục 1 lỗ nhỏ trên A4 cho hơi thoát lên rồi đưa mũi lại ngửi sâu. Làm liên tục sẽ thấy thông mũi và dễ chịu hơn nhưng đối với các bạn không ưa mùi tỏi thì nên bỏ qua cách này.
3. Dùng tía tô
Lá tía tô vị cay, tính ấm có tác dụng hạ khí, tiêu đờm dùng chữa cảm cúm không ra mồ hôi và ho tức ngực, nôn đầy bụng.
Bạn có thể ngâm 20-30 lá tía tô vào nước sôi rồi lọc lấy nước uống hoặc cắt nhuyễn cho vào cháo nóng và dùng giúp chữa cảm rất hiệu quả.
Lấy lá tía tô, lá chanh, bạc hà, lá sả, mỗi thứ một nắm nấu nước xông sẽ khỏi cảm cúm rất nhanh.
4. Dùng kinh giới
Kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm toát mồ hôi nhanh và chữa cảm hiệu quả.
Trộn lá kinh giới với mật ong hoặc đường phèn, đem đi hấp chín rồi dùng, sẽ làm mát họng và thông mũi nhanh chống.
Nấu lá kinh giới rồi xông hơi sẽ chữa cảm hiệu quả.
5. Vỏ và lá bưởi
Trong vỏ bưởi có chứa tinh dầu vị cay, ngọt, đắng giúp trị ho và giải cảm rất tốt.
Lấy vỏ bưởi gọt bỏ lớp ngoài, cắt thành từng khúc rồi đun sôi, sau đó vắt nước rồi ngâm trong đường 1 tuần. Sau đó, lấy nước bưởi ngâm nuốt từ từ, sau vài ngày sẽ giảm ho đờm hiệu quả.
Dùng lá bưởi tươi, kết hợp thêm lá chanh, lá sả, hương nhu đun sôi rồi xông hơi sẽ giải cảm được.
6. Dùng gừng tươi
Gừng có tính ấm giúp giữ nhiệt cơ thể trong mùa đông rất hiệu quả.
Cắt lát rồi đun 10g gừng tươi với nước sôi, thêm 10g đường vào khuấy đều và uống. Sau đó, đắp mền kín tránh gió thì bệnh sẽ nhanh khỏi.
Nấu nước gừng rồi xông cho ra mồ hơi sẽ cảm thấy khỏe hơn.
7. Dùng cúc tần
Cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Loại hoa này có công dụng hạ nhiệt, giảm đau, được dùng chữa cảm mạo, sốt không ra mồ hôi, cơ thể đau nhức.
Dùng 20g phần lá và cành non của cúc tần, thêm 10g sả, 10g lá chanh, đun với nước để uống, khoảng 2-3 ly mỗi ngày.
Đun lá và cành hoa cúc tần để xông hơi, cũng giải cảm rất tốt.
Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên súc miệng với nước muối theo tỷ lệ 9g muối pha 1 lít nước để giúp sát khuẩn và làm sạch khoang miệng và đường hô hấp, giúp chữa cảm cúm và phòng các bệnh liên quan đến đường hô hấp hiệu quả.