Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

Các tương tác của thuốc với những thực phẩm thông thường có thể gây chết ngưới



 Bạn có biết là những thực phẩm bạn ăn hàng ngày có thể tượng tác với các thuốc men bạn uống và gây những phản ứng có thể dẫn tới tàn phế vĩnh viễn thậm chí cả tử vong hay không ? Đáng sợ hơn nữa là một số thực phẩm được cho là lành mạnh nhất thật sự cũng có thể nguy hại nhất cho tính mạng



Vậy thì làm sao chúng ta biết được phải coi chừng những  thực phẩm và thuốc men nào? Và làm sao chúng ta có thể bảo vệ chúng ta chống lại các tai họa vể thực phẩm/thuốc men này?




Bưởi ( grapefruit) đứng đầu danh sách nhng thực phẩm gây ra rắc rối nói trên. Nhiếu người đã biết không nên ăn bưởi khi uống thuốc loãng máu (blood thinner) nhưng bưởi cũng còn tương tác với cả chục các thuốc khác. Giáo sư David Bailey -- thuộc Đai học Western Ontario, Canada --cho biết " Không những chỉ những thuốc về tim mà còn có tối thiểu 66 loại thuốc khác tương tác với bưởi, kể cả một số thuốc chống ung thư"




Các tương tác giữa thực phẩm và thuốc gây ra hai vấn đề chính như sau đây:



- Thứ nhất là một số thực phẩm chặn đứng khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể, giảm bớt công hiệu của thuốc và trong một số trường hợp làm thuốc trở thành vô dụng. Giáo sư Bailey giải thích như sau" Các bệnh nhân tưởng rằng thuốc không có tác dụng trong khi chính những thực phẩm họ  ăn vào đã chặn đứng sự hấp thụ thuốc"



- Thứ hai là có những thực phẩm gia tăng sư hấp thu thuốc, dẫn tới tình trạng quá liều lượng (overdose). Chẳng hạn như nước bưởi (grapefruit juice) có thễ tăng sức mạnh của một số thuốc lên tới 10 lần. Đối với các thuốc statin, nước bưởi gây rắc rối vì ức chế tác dụng của các enzim không cho bẻ gẫy thuốc statin bên trong cơ thề



Như vậy đối với một thực phẩm đặc biệt nào đó ăn bao nhiêu là đủ? Thât khó mà trả lời bởi vì theo giáo sư Bailey " Cơ cấu thể chất (physical makeup) của mỗi bệnh nhân xác định người nào sẽ có vấn đề, thế mà lại có  khác biệt lớn giữa người nọ với người kia"

Giáo sư Bailey giải thích thêm " Một người có thể dùng một kết hợp thực phẩm/thuốc nào đó không có vấn đê gì, nhưng một người khác lại có một phản ứng nghiêm trọng. Chúng ta không thể tiên liệu trước bệnh nhân nào sẽ có vấn đề"



Tuổi tác, thân trọng và giới tính đều là những biến số, cũng như hóa học cơ thể (body chemistry) của mỗi người. Vì các người lớn tuổi có khuynh hướng uống nhiếu thuốc hơn nên họ có nhiều rủi ro bị tượng tác thực phầm/thuốc hơn.



Các tượng tác thực phẩm/thuốc có thể xuất hiện đôt ngột. Một bệnh nhân có thể uống một thuốc cả nhiều tháng hay nhiều năm không có vấn đề gì, nhưng đột nhiên lại có phản ứng đe dọa tới tính mạng . Giáo sư Bailey cho biết " Khi đưa bệnh nhân này vào cấp cứu, câu hỏi được đặt ra là "điều gì đã xẩy ra". Trừ phi các bác sĩ và y tá hỏi bệnh nhân xem có gỉ thay đổi trong chế độ ăn uống của họ không, còn không thì chẳng bao giờ biết đươc là tại sao. Nhưng không có ai nghĩ tới mà hỏi bệnh nhân vế điều này ". Thật vây chỉ cần tăng số lượng một thực phẫm đặc biệt nào đó-- mà bệnh nhân vẫn thường quen ăn cả nhiều năm không có vấn để gì-- cũng có thễ kích phát một phản ứng"


Có bao nhiêu tương tác thực phẩm/ thuốc xẩy ra mỗi năm? Theo giáo sư Bailey không có ai biết được điều này. " Trừ phi có người quan tâm tới khả năng xẩy ra tượng tác, thì  chắc không có mấy khả năng câu hỏi trên được đặt ra". Hơn nũa, nhiều tượng tác thực phẩm/thuốc chỉ mới được phát hiện gần đây nên các bác sĩ thường ra không biết về những phát hiện mới nhất"



Rất may là phần lớn các phản ứng không có nguy hiểm tới tính mạng. Dù sao, hầu hết các phản ứng này có lẽ cũng không được cả bệnh nhân lẫn bác sĩ nhận ra hoặc báo cáo





Các tương tác thực phầm/thuốc thông thường nhất bao gồm:



- Nước bưi (grapefruit juice).



Uống nước bưởi trong vòng vài gờ sau khi uống mội loại thuốc tim gọi là calcium channel blocker (Procardia) có thễ có những hậu quả chết người.



Phối hợp nước bưởi với thuốc hạ giảm cholesterol statin hay thuốc cyclosporine (một thuốc sử dụng trong cấy ghép bộ phận) có thể gia tăng tác dụng của thuốc. Trộn lẫn nước bưởi với các thuốc kháng histamin , kê toa hay bán tự do, đều có thễ gây khó khăn nghiêm trọng cho tim.



Nước cam cũng có những tác dụng tượng tự, mặc dầu thường ra ở mức độ yếu hơn



- Sữa và sa chua (milk and yogurt)



Calcium có trong sữa và các sản phẩm bơ sữa  khác ngăn chặn sự hấp thụ các thuốc kháng sinh (kễ cả các tetracycline) và giảm tới 80 phần trăm công hiệu các thuốcc này.



Calcium cũng có thể can dự vào sự hấp thụ alendronate (Fosamax) một thuốc chữa bệnh loãng xương (osteoporosis)



 - Rau bina (spinach)



Ăn một lượng lớn rau lá xanh như rau bin tức rau dền , cải xoăn (kale), mù tạt xanh (mustard greens) sẽ cản trở tác dụng loãng máu  của thuốc warfarin vì các thực phẩm này chứa nhiều vitamin K.




-Nước nam việt quất (cranberry juice)



Nước nam việt quất có thể gia tăng tác dụng của warfarin ( làm chảy máu không kiễm soát được). và của các thuốc chống trầm cảm như Prozac.



Cả hai nước nam viêt quất và nước lựu (pomegranate) cũng có thể ảnh hưởng tới sự chuyển hóa của thuốc statin



- Pho-mát già tuổi (Aged cheese)



Ăn nhiều pho-mát sau khi uống các thuốc MAO inhibitor dùng để trị trầm cảm và bệnh Parkinson có thể làm huyết áp tăng vọt



Thủ phạm là hợp  chất Tyramine, chất này không những có trong pho mát gìa tuổi mà còn có cả trong thịt xông khói, xúc xich già tuổi, và rược vang đỏ



-Xô-cô-la (chocolate)



Xô cô la có thể gia tăng tác dụng của các thuốc kích thích dủng để trị bệnh ADHD như Ritalin và gia tăng công hiệu của các thuốc này. Bệnh AHDH (Attention deficit hyperactivity disorder ) là một bệnh rối loạn tâm thẩn thuộc loại phát triễn thần kinh



- Thịt nướng vỉ (grilled meat)



Các hợp chất carbon tạo thành khi nướng ngăn chăn hoạt động cùa thuốc theophylline sữ dụng để phòng ngữa và chữa trị hen suyễn, COPD ( Chronic Obstructive‎ Pulmonary Disease ) và các bệnh phổi khác



Thịt nướng than cũng có thễ giảm công hiệu của các thuốc làm loãng máu như warfarin.



Caffeine trong cà phê cũng can dự vào hoạt động của thuốc theophylline



- Chất xơ (Fiber)



Tuy rằng chất xơ cần thiết cho một chế độ ăn uống lành mạnh , nhưng khi uống một vài thuốc bạn không nên ăn nhiều những thực phẫm chức nhiều chất xơ như đậu Hà lan ( peas), mì làm bằng bột mì nguyên hạt (whole wheat pasta) và cám (bran). Thật vậy chất xơ có thể làm chậm sự hấp thụ cũa nhiều thuốc,bao gồm thuốc metformin (trị bệnh tiểu đường), thuốc statin ( hạ giảm cholesterol), một số thuốc kháng sinh (penicillin) và thuốc digoxin dùng để kiểm soát nhịp tim không đều



- Rượu (Alcohol)



Dùng lẫn lộn rượu (tất cả các loại, kể cả rượu vang) với các thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần (sedative), thuốc kháng histamin và một số thuốc kháng sinh có thể có khả năng gây chết người. Một nghiên cứu cho thấy là hublông (hops) trong rượu bia giảm tác dụng chống ung thư của thuốc Tamoxifen



Warning: Drug Interactions with Common Foods Can Be Deadly- Sylvia Booth Hubbard- Oct 4, 2016