Theo
giáo sư dược khoa C. Michael White thuộc Đại học Connecticut thì "tuy luật
lái xe tại mỗi tiểu bang mỗi khác, nhưng khi bạn bị cảnh sát chặn lại vì chạy
xe nguy hiểm sau khi uống thuốc kê toa hoặc thuốc bán tự do (dù có toa thuốc
của bác sĩ) bạn đều sẽ bị kết tội lái xe khi say (DUI= driving under
influence).
Dưới
đây là những loại thuốc bạn cần phải đặc biệt coi chừng khi lái xe
1- Thuốc giảm đau (Pain reliever)
Thủ phạm chính là các thuốc chứa nha phiến (opiates) như morphine và codeine có tính chất gây buồn ngủ, choáng váng, sảng khoái, và mất định hướng. Tuy nhiên có nhiều thuốc bán tự do (OTC) như ibuprofen , tuy không làm buồn ngủ và choáng váng, nhưng có thể giảm đau lần đầu tiên trong nhiều ngày và gián tiếp làm cho bạn thư giãn dẫn đến suy giảm về khả năng phối trí và thời gian phản ứng. Dược sĩ Norman P. Tomaka thuộc Hiệp hội Dược sĩ Hoa kỳ (APA) cho biêt" Trong khi bị đau bạn hao tổn nhiều năng lựơng để chống lại cơn đau. Nhưng khi cơn đau đã dịu, thì chất adrenalin sẽ giảm theo và làm bạn mệt mỏi. Bạn cảm thấy quá nhẹ nhõm đến nỗi mất cả khả năng phán đoán và phối hợp
Trong một hay vài ngày sau khi cơn đau dữ dội giảm bớt, bạn hãy đi nhờ xe hoặc dùng phượng tiện chuyên chở công cộng.
2. Thuốc kháng histamin (Antihistamines)Trước kia tất cả các thuốc kháng histamine đều làm buồn ngủ. Nhưng ngày nay có những loai không gây buồn ngủ như Claritin, Allegra và Zyrtec.
Vấn dề là có một số người nghĩ rằng tất cả các thuốc kháng histamin đều không gây buồn ngủ nên họ không bao giờ đọc nhãn dán . Giáo sư White khuyên như sau " Nếu muốn biết một sản phẩm chống ho, cảm lạnh hay dị ứng có khả năng ảnh hưởng tới việc lái xe, thì bạn hãy đọc kỹ bản liệt kê các thành phẩn của thuốc. Nếu thấy có thành phần nào có tên tận cùng bằng "amine" thì thuốc ấy sẽ làm bạn buồn ngủ.
Ngoài ra các thuốc kháng histamin có thể làm mắt mờ bởi vì chúng làm khô các ống dẩn nước mắt
3. Thuốc chống trầm cảm (Antidepressants)
Một số thuốc chống trầm càm như Trazodone, Nefazodone và Tricyclics có thể gây buồn ngủ và làm chậm thời gian phản ứng của một số bệnh nhân. Thế mà chỉ cần thắng xe chậm hai hay ba giây là tai nạn cũng sẽ có thễ xẩy ra
Những thuốc chống trầm cảm khác như các loại thuốc trầm cảm SSRI (Prozac, Celexa, Lexapro) có thể gây mất ngủ làm cho bạn mệt mỏi và chậm chạp trong ngày
Ngoài ra khi rượu và thuốc chống trầm cảm--cả hai đều gây buồn ngủ--được dùng chung với nhau thì tác dụng của chúng sẽ tăng theo luật số mũ ( exponential)
Điều trên đây không có nghĩa là bạn không bao giờ được lái xe khi uống thuốc chống trầm cảm. Bạn chỉ cần ngưng lái xe trong vài ngày đầu khi bắt đầu uống thuốc, bởi vì đối với hầu hết mọi người cơ thễ sau đó sẽ thích nghi với thuốc. Trong trường hợp bạn không hết buồn ngủ thì bạn hãy thử uống thuốc vào buổi tối, như vậy để cho thời điểm "đỉnh" tác dụng của thuốc xẩy ra vào lúc bạn đang ngủ
4. Thuốc hạ huyết áp (Antihypertensives)
Thuốc hạ huyết áp --đặc biệt là các beta blocker-- có thể gây cảm giác uể oải . Dược sĩ Tomaka cho biết " Nếu bạn thường có huyết áp 150/90 bạn cần phải uống thuốc ha huyết áp, và khi các số đo tụt xuống 120/80 bạn sẽ cảm thấy mất năng lượng. Tỉnh trạng trì trệ này thường ra sẽ biến mất sau chừng một hay hai tuần lễ đối với đa số bệnh nhân, và bạn cần nhớ điều này khi lần đầu tiên dùng thuốc hạ huyết áp "
5. Thuốc chống lo âu và thư dãn cơ bắp ( Antianxiety agents and muscle relaxants)
Các thuốc kê toa như Valium và Xanax có thể có tác dụng an thần (tranquilizing) làm suy yếu khả năng phán đoán và thời gian phản ứng.
Bạn cũng nên coi chừng những sản phẩm gọi là gây ngủ và thư dãn tự nhiên. Theo giáo sư White " Người ta tưởng lầm là các sản phẩm này vì là tự nhiên nên không có gây tác dụng phụ. Sản phẩm cần quan tâm đến nhiều nhất là rễ cây valerian." Melatonin củng có thê có tác dụng làm buồn ngủ (soporific)
.
6. Thuốc kích thích (Stimulants)
Có lẽ bạn nghĩ rằng trước khi lái xe uống một thuốc làm bạn trở thành lanh lẹ hơn (chăng hạn như caffeine viên, Red Bull) sẽ tốt cho bạn. Theo giáo sư White thì " Không phải như vậy. Thực tế thuốc sẽ làm cho bạn hăng hái hơn nhưng lại làm bạn sao lãng các chi tiết tinh tế và làm bạn mất khả năng tập trung"
Các thuốc kích thích phối hợp với rượu còn tai hại hơn. Tuy bạn không cảm thấy như say rươu, nhưng rượu vẫn làm suy giảm khả năng lái xe của bạn
Hãy bảo vệ bản thân bạn--và mọi người khác trên đường phố
- Bạn hãy hỏi bác sĩ hay dược sĩ về các tác dụng phụ của thuốc trước khi uống một thuốc kê toa mới. Bạn không nên lái xe trước khi "biết cơ thể bạn phản ứng với thuốc ra sao"
- Bạn cần cho bác sĩ biết tất cả các thuôc bạn đang uống--kễ cả các thảo dược hay thuốc bổ sung-- vi có thể có nhựng tượng tác giữa các thuốc với nhau
- Uống theo đúng liều lượng
- Không bao giờ kết hợp thuốc với rượu trong khi lái xe
- Bạn nên uống các thuốc huyết áp cách xa nhau.. Giáo sư White nói " Uống tất cả các thuốc cùng một lúc có thể thuận tiện hơn, nhưng chúng có thể gây những tác phụ khi uống như vậy. Bạn hãy hỏi bác sĩ xem bạn có thễ uống một thuốc trước, rồi sau một hay hai giờ sau uống một thuốc khác như vậy để tránh tất cả các thuốc đều có tác dụng "đỉnh" cùng một lúc" Điều quan trọng nhất là trước khi lái xe bạn đừng bao giờ uống nhiều thuốc cùng một lúc nếu bạn chưa từng làm như thê bao giờ
- Bạn có thể hỏi dược sĩ về giờ giấc uống thuốc. Chẳng hạn như thuốc bạn đang uống làm bạn mệt mỏi hay choáng váng bạn có thễ chuyển sang uống thuốc vào tối như vậy thuốc sẽ có tác dụng mạnh nhât vào lúc ban đang ngủ
- Bạn đừng
bao giờ phối hợp các thuốc với nhau trước khi lái xe, nếu bạn chưa từng làm thế
bao giờ
- Đa số
bệnh nhân chĩ đễ ý xem có bị buồn ngủ hay choáng váng trước khi lái xe hay
không. Nhưng đây không phải là yếu tố duy nhất vì bạn cũng cần để ý tới thởi gian
phản ứng và khả năng phôi hợp . Link dưới đây https://faculty.washington.edu/chudler/java/redgreen.html
- Bạn hãy vào
trang mạng AAA’s Roadwise RX để ghi tất cà các thuốc bạn đang uống và biết thông tin vể các tác dụng phụ và
tượng tác của các thuốc này có ảnh
hưởng tới việc lái xe
- Nếu bạn không thể kiễm soát được các tác dụng
phụ của thuốc mà bạn lại cần phải lái xe thì bạn có thể yêu cầu bác sị đổi thuốc
khác hoặc điều chỉnh liều lượng thuốc.