Tort de ciocolată
Bánh ga tô sô cô la (Pixabay.com) 
“Tôi không nhịn được, phải ăn ngay bây giờ một cái sô cô la”. Ai trong chúng ta chưa từng một lần có ý nghĩ như vậy? Không sao, nhưng thử nghĩ xem, cái gì ẩn đằng sau sự thèm khát của chúng ta trước một số thực phẩm nhất định và tại sao chúng lại thể hiện mạnh mẽ như vậy đối với một số người?


Có một quan điểm chung đó là sự thèm ăn thường là biểu hiện của một sự thiếu chất dinh dưỡng nào đó trong cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, không phải tất cả các chứng thèm ăn  có thể được giải thích từ quan điểm khoa học. Có những cái có thể lý giải được, và chắc chắn nó không liên quan đến các sản phẩm nguy hiểm, mà chỉ đến những loại hữu ích.
Về các sản phẩm độc hại, đấy là nói về sự thèm ăn đường hay mỡ. Loại thực phẩm “hấp dẫn” này có thể giải phóng vào não những chất gây cảm giác thèm ăn chúng.
Tất nhiên, không có nghĩa rằng sự thèm ăn của chúng ta đều là tưởng tượng. Có một số chứng thèm ăn liên quan đến một số vấn đề về sức khỏe như trình bày dưới  đây.

Khát nước: chỉ số đường tăng 

Khát nước quá mức có thể là triệu chứng của nồng độ đường trong máu cao, nghĩa là bệnh tiểu đường. Sự khát này thường kèm với đi tiểu thường xuyên.
Nếu bạn đang thừa cân và luôn khát nước một cách không thể giải thích, thì bạn phải kiểm tra lượng đường trong máu.

Thèm muối ăn: suy thượng thận 

Một sự thèm ăn mặn quá mức có thể chỉ ra sự hiện diện của bệnh Addison, khi các tuyến thượng thận sản xuất ít hormone.
Những hormone thượng thận đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Cortisol giúp chúng ta đối phó với stress, còn aldosteron giúp chúng ta điều hòa huyết áp.

Do đó, nếu bạn đang đối mặt với một sự thèm ăn mặn không kiểm soát được và có huyết áp thấp, nhất thiết bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Thèm ăn đá: thiếu sắt

Thèm ăn đá có thể là triệu chứng của trạng thái thiếu sắt. Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.
Nhai đá thường xuyên có nhiều khả năng tăng cường hoạt động cơ nhai và cải thiện lưu lượng máu đến não, loại bỏ mệt mỏi.

Thịt đỏ là nguồn tốt nhất để bổ sung  sắt. Hải sản (tôm, ốc, ngao, sò), đậu lăng, rau bina, hạt bí ngô, pho mát và bánh mì từ bột mì cũng rất giàu chất sắt.

Thèm sô cô la: thiếu magiê

Tất cả mọi người đều thích sô cô la. Tuy nhiên, ham muốn quá mức về sô cô la có thể là do thiếu magiê trong cơ thể. Magie tham gia vào nhiều hoạt động quan trọng xảy ra trong tế bào.

Rau lá xanh, các loại hạt, cá, đậu nành và quả bơ rất giàu khoáng chất này. Nhưng chúng  không ngon như sô cô la.

Thèm ăn sô cô la cũng có thể được gây ra bởi thiếu các vitamin thuộc nhóm B. Đường và caffeine trong sô cô la làm tăng mức độ dopamine trong não, gây ra cho chúng ta cảm giác khỏe lên.

Thèm các đồ rán: thiếu axit béo omega-3

Một sự gia tăng cảm giác ngon miệng khi ăn các sản phẩm chiên rán có thể là kết quả của sự thiếu hụt các axit béo omega-3 trong cơ thể. Giải pháp? Hãy ăn thức ăn giàu chất béo như cá hồi, bơ, các loại hạt và dầu ô liu.

Thèm thịt: thiếu sắt và kẽm 

Gia tăng thèm ăn thịt có thể là một dấu hiệu của sự thiếu sắt và kẽm. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ miễn dịch. Mức độ kẽm thấp làm cho chúng ta dễ bị cảm lạnh. Kẽm cũng là một vi chất quan trọng để có một mái tóc và làn da khỏe mạnh. Thịt đỏ và hải sản có chứa một lượng kẽm đáng kể.

Tác giả: Kyrill Belan | Dịch giả: Kim Xuân - 27 /9/ 2016-daikynguyen