Thứ Năm, 30 tháng 5, 2024

6 món ăn nên hạn chế để ổn định đường huyết

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Người tiểu đường không nên ăn nhiều đồ ngọt, chất béo bão hòa, thực phẩm qua chế biến, chiên rán vì chúng có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến

Thực phẩm có đường: Món tráng miệng, kẹo và nước ngọt vừa không có giá trị dinh dưỡng vừa dễ làm tăng lượng đường trong máu. Thay vì ăn thực phẩm nhiều đường, người bệnh nên chọn các loại quả bổ dưỡng như quả mọng, cam, táo để ổn định đường huyết.

Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa: Đây là loại chất béo không tốt cho sức khỏe, có nhiều trong bánh ngọt, bánh nướng, bánh rán, bánh quy, đồ ăn nhanh… Dung nạp nhiều chất béo bão hòa có nguy cơ dẫn đến tăng lượng chất béo trung tính, đồng thời tăng tình trạng kháng insulin. Kháng insulin xảy ra khi các tế bào trong cơ thể không sử dụng được loại hormone này, khiến đường tích tụ trong máu.

Trái cây sấy khô: Thực phẩm này có thể thỏa mãn cơn thèm ăn nhưng chúng cũng không tốt cho người bệnh tiểu đường. Các loại trái cây như vải, nho khô, chà là… được sấy khiến nước mất, lượng đường cô đặc dễ làm cho đường huyết tăng lên sau ăn. Người bệnh nên ăn trái cây tươi thay vì thưởng thức loại sấy khô.

Ngũ cốc nhiều đường: Đây là món ăn sáng lành mạnh, tuy nhiên, loại chứa nhiều đường có thể gây tăng đường huyết sau ăn. Ăn món này thường xuyên vào đầu ngày cũng làm tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim và ung thư.

Thực phẩm đã qua chế biến: Thịt xông khói, xúc xích, thịt giăm bông vừa tiềm ẩn nguy cơ tăng lượng đường trong máu vừa dễ mắc bệnh tim. Ưu tiên thịt tươi, chọn phần nạc để có thêm lượng protein, tăng cảm giác no, giảm ăn vặt giữa các bữa.

Đồ chiên, ránCác món chiên như khoai tây chiên, gà rán thường hấp thụ nhiều dầu, một số còn được tẩm bột trước khi chiên nên nhiều calo. Đây là yếu tố gây thừa cân và rối loạn lượng đường trong máu

Theo Health Shots--Bảo Bảo/anle20