Thứ Hai, 27 tháng 5, 2024

Vấn đề táo bón ở người già

tao bon 1

 Táo bón là một căn bệnh phổ biến nhất trong các bệnh lý về đường tiêu hóa với tỷ lệ 17% dân số toàn cầu. Táo bón xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở những người già trên 65 tuổi với tỷ lệ 30-40%. 

Nhìn chung, táo bón không phải là căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên nếu bản thân người bệnh đã có sẵn nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não thì táo bón lại trở thành một yếu tố nguy cơ có thể gây tử vong.

Vì sao người già dễ bị táo bón?

Trong quá trình lão hóa tự nhiên của con người, một loạt các biến đổi thoái hóa sẽ xảy ra ở đường tiêu hóa, dẫn đến khả năng vận động của đại tràng giảm sút, từ đó dễ gây ra tình trạng táo bón.
Khi tuổi tác tăng lên, cấu trúc sàn chậu của người già cũng sẽ thay đổi. Những thay đổi cục bộ như suy yếu cơ sàn chậu cũng có thể dẫn đến táo bón.
Người cao tuổi có thể sử dụng nhiều loại thuốc và tác dụng phụ có thể gây táo bón.
Người cao tuổi ăn quá ít, ăn các loại thực phẩm quá mềm do răng yếu và các nguyên nhân khác cũng gây giảm mức độ hoạt động của nhu động ruột và dễ dẫn đến táo bón.
 

Táo bón ở người già nguy hiểm như thế nào?
Táo bón ở người già gây mất thời gian và công sức khi đại tiện, làm tăng áp lực ổ bụng, huyết áp và tiêu thụ oxy của cơ tim nên dễ gây xuất huyết não, đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.

Mô sàn chậu của người cao tuổi mỏng và lỏng lẻo, do đó táo bón mãn tính có thể dẫn đến đau bụng. Hơn nữa khi phân bị giữ lại trong ruột sẽ làm tăng nồng độ các chất gây ung thư trong phân, nếu kéo dài thời gian tiếp xúc với niêm mạc đại tràng có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết. Táo bón mãn tính còn khiến người cao tuổi cảm thấy bồn chồn, uể oải, thậm chí mất ngủ, lo lắng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

Làm thế nào để giảm táo bón mãn tính?
Người cao tuổi có thể cố gắng phục hồi nhu động ruột bình thường bằng cách điều chỉnh lối sống lành mạnh như:

1. Uống đủ nước

Hãy hình thành thói quen uống nước thường xuyên và chủ động và không chỉ uống nước khi cảm thấy khát. Lượng nước thích hợp uống mỗi ngày là 1500~1700ml, tức là khoảng 8 cốc nước, ngoài ra nên uống nước ấm hoặc nước trà nhẹ.

Lưu ý: Cà phê, trà đặc và rượu không thể thay thế lượng nước uống vào. Những người bị táo bón nên giảm lượng đồ uống như vậy, nếu tiêu thụ những đồ uống này thì cần tăng lượng nước uống vào.

Thận trọng
: Người cao tuổi bị suy tim, thận và táo bón nên tham khảo ý kiến của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe về lượng chất lỏng thích hợp.

2. Ăn đủ chất xơ

Lượng chất xơ ăn vào đầy đủ có thể làm tăng khối lượng phân và giảm thời gian vận chuyển trong ruột. Người cao tuổi bị táo bón mãn tính nên ăn nhiều rau củ, trái cây giàu chất xơ hòa tan và rau củ tươi như rau diếp xoăn, atiso, hành tây, tỏi tây, lúa mì và chuối, tất cả chúng đều có tác dụng cải thiện hiệu quả các triệu chứng táo bón.

Lưu ý
: Khi tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn thì phải mất 2-3 tháng mới cảm nhận được triệu chứng táo bón thuyên giảm và không phải ai cũng có thể cảm nhận được sự giảm bớt của các triệu chứng táo bón này.

3. Tập luyện hợp lý
Lối sống ít vận động hoặc nghỉ ngơi trên giường trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ táo bón. Người cao tuổi nên giảm thời gian ngồi hay nằm và tăng cường hoạt động thể chất hàng ngày; thậm chí ngồi dậy, đứng hoặc đi lại quanh giường cũng có lợi cho việc đại tiện. Bạn nên kiên trì tham gia tập thể dục thường xuyên và biến việc tập thể dục thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của mình.

Lưu ý
: Khi tập luyện phải đảm bảo nguyên tắc an toàn (không bị ngã) và không cảm thấy mệt mỏi.

tao bon 2

Việc tập luyện thể dục ở người cao tuổi cần đảm bảo nguyên tắc an toàn (không bị ngã) và không cảm thấy mệt mỏi. (Ảnh: Evgeny Atamanenko/ Shutterstock)
 

4. Đi đại tiện thường xuyên
Chuyển động của đại tràng tăng lên sau bữa ăn hoặc sau khi hoạt động, do đó có thể tận dụng tối đa phản xạ sinh lý bình thường của cơ thể và hình thành thói quen đại tiện đều đặn. Hoạt động của ruột già diễn ra tích cực nhất khi thức dậy vào buổi sáng và sau bữa ăn. Người cao tuổi nên cố gắng đi đại tiện vào buổi sáng hoặc trong vòng 2 giờ sau bữa ăn. Ngay cả khi không muốn đi đại tiện thì vẫn nên duy trì thói quen đi đại tiện đều đặn.

5. Không nhịn đi đại tiện

Ức chế nhu cầu đi đại tiện cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây táo bón. Nếu thường xuyên bỏ qua cảm giác muốn đi đại tiện và không đi đại tiện kịp thời thì độ nhạy cảm của trực tràng với phân sẽ giảm đi. Đồng thời, do phân nằm trong ruột già quá lâu nên khả năng hấp thụ nước quá mức sẽ trở nên khô và cứng, cho nên việc thải ra ngoài sẽ khó khăn hơn. Mỗi buổi sáng sau khi thức dậy và ngay sau khi ăn là hai thời điểm mọi người dễ đi đại tiện nhất. Việc này chỉ mất vài phút, nên khi có cảm giác muốn đi đại tiện, thì hãy đi kịp thời.


 Vision Times-Gia Huy,/trithuc vn