I. SỰ ĐẦU ĐỘC:
Ngay trước và trong cơn đau quằn quại khi bị giết thịt, trạng thái sinh hóa của con vật đang bị khiếp đảm, chịu những biến đổi lớn lao. Những sản phẩm độc kèm theo bị đẩy đi khắp cơ thể, do đó sự đầu độc gây đau đớn cho toàn bộ cái xác.
Ngày nay, chúng ta biết rõ rằng những mối xúc động gây ra những thay đổi sinh hóa lớn lao trong cơ thể, đặc biệt là những thay đổi hoóc môn trong máu. Cũng giống như cơ thể của chúng ta trở nên đau yếu trong các cơn giận dữ hoặc sợ hãi tột độ, thì động vật cũng chẳng khác gì con người. Bị những biến đổi sinh hoá lớn lao trong hình thế nguy hiểm. Mức hoóc môn trong máu của động vật, đặc biệt là hoóc môn tuyến thượng thận, adrenalin, thay đổi hoàn toàn khi chúng nhìn thấy các con vật khác đang chết ở quanh chúng và chúng giãy giụa cách vô vọng để sống còn và được tự do. Những số lượng hoóc môn lớn này ở lại trong thịt và sau đó đầu độc mô cơ của con người và cũng làm xáo trộn tâm trí nữa. Theo như Viện Dinh Dưỡng của Mỹ thì “Thịt của xác động vật chứa đầy máu độc và các sản phẩm phụ phế thải khác”.
II. UNG THƯ
Một cuộc nghiên cứu gần đây được tiến hành trong số 50.000 người ăn chay đã phát hiện những kết quả làm rung động giới nghiên cứu ung thư. Cuộc nghiên cứu này đã cho thấy rõ số người này có một tỷ lệ mắc bệnh ung thư thấp đáng ngạc nhiên. Tất cả các ung thư đã xuất hiện ở những tỷ lệ thấp đáng chú ý, so với nhóm người cùng tuổi và giới tính. Cuộc nghiên cứu đã chứng tỏ là tuổi thọ dự tính của những người ăn chay cũng dài hơn ở mức độ đáng kể. Một cuộc nghiên cứu gần đây về những người ăn chay cho thấy ung thư tìm thấy ở những người này có tỷ lệ ít hơn so với số dân bình thường là 50%. Người ăn chay thì không ăn thịt .
Tại sao những người ăn thịt bị ung thư nhiều hơn ? Một nguyên nhân có thể là do thịt sống súc vật để lâu nhiều ngày tự nhiên chuyển sang màu xám bệnh hoạn và ngành công nghiệp thịt cố ngụy trang sự đổi màu này bằng cách cho thêm nitrit, nitrat và các chất bảo quản khác. Những chất này làm cho thịt trông đỏ, nhưng trong những năm gần đây, nhiều trong số những chất đó đã nhiều lần được chứng tỏ là các chất có khả năng gây ra ung thư.
Bác sĩ Wiliam Lijinsky, một nhà nghiên cứu về ung thư ở Phòng Thí Ngiệm Quốc Gia Oak Ridge ở Tennessee đã nói: “Tôi không cho ngay cả con mèo của tôi ăn các thức ăn có tẩm nitrat”.
Ngoài ra, các nhà khoa học Anh và Mỹ nghiên cứu về vi khuẩn đường ruột của những người ăn thịt, khi đem so sánh với những người ăn chay, đã tìm ra những khác biệt quan trọng. Vi khuẩn trong ruột của những người ăn thịt phản ứng với các dịch tiêu hóa để sản sinh ra các hóa chất mà những chất này được phát hiện là gây ung thư. Điều này có thể giải thích tại sao ung thư đường ruột rất thường hay thấy ở các vùng con người ăn thịt như Bắc Mỹ và Tây Âu, trong khi rất hiếm thấy các nước ăn chay như Ấn Độ. Ở Hoa Kỳ chẳng hạn, ung thư đường ruột là dang ung thư thứ hai thường gặp nhất (thứ hai, chỉ sau ung thư phổi); và dân Scotland ăn thịt bò nhiều hơn 20% so với người Anh, có tỷ lệ ung thư đường ruột cao nhất thế giới.*
III. THỨC ĂN CÓ HÓA CHẤT.
Ăn thịt thường được gọi là: “ăn ở cuối dây chuyền thức ăn”. Trong thiên nhiên có một chuỗi dài những vật ăn: cây cối “ăn” ánh sáng mặt trời, không khí và nước; động vật ăn cây cối, thú lớn hay con người ăn những con vật nhỏ hơn. Hiện nay trên khắp thế giới, các cánh đồng đang được xử lý với phân bón và thuốc trừ sâu hóa học độc hại. Những chất độc này được giữ lại trong cơ thể của những con vật ăn cây và cỏ. Chẳng hạn như những cánh đồng được phun hóa chất DDT để diệt sâu bọ, một chất độc rất mạnh mà các nhà khoa học nói có thể gây ra ung thư làm mất khả năng sinh đẻ và gây bênh gan trầm trọng. DDT và các chất trừ sâu như vậy được giữ lại trong mỡ động vật (và cá) và một khi đã được tích trữ như vậy rồi thì khó mà phân hủy. Vậy từ khi đã được cho ăn cỏ, phần lớn các chất trừ sâu chúng ăn vào được giữ lại, vì vậy, khi bạn ăn thịt, bạn đưa vào cơ thể của bạn tất cả chất DDT và các hóa chất khác được cô động và tích lũy trong suốt cả cuộc đời của con vật. Ăn ở cuối đường dây chuyền thức ăn, con người trở nên người tiêu thụ cuối cùng và vì vậy người tiếp nhận sự tập trung thuốc trừ sâu độc hại cao nhất. Sự thật là thịt chứa gấp 13 lần số lượng DDT hơn rau, trái cây và cỏ. Điều này đặc biệt nguy hiểm cho trẻ sơ sinh, mà cơ thể bé xíu của chúng phải tiếp nhận tất cả chất độc cô đặc từ các bà mẹ ăn thịt. Các cuộc thí nghiệm tiến hành ở trời Đại học bang Iowa đã cho thấy rằng phân bón số lượng DDT trong cơ thể con người là từ trong thịt mà ra, và sự tập trung trung bình của DDT trong cơ thể của những người ăn chay chưa bằng một nửa so với những người ăn thịt.
Nhưng sự đầu độc của thịt không chỉ dừng ở đây. Thịt động vật được xử lý với nhiều chất hóa học, ngoài ra, để làm cho chóng lớn và vỗ béo nhanh, làm đẹp màu thịt… để có thể sản xuất ra nhiều thịt nhất, động vật được thúc cho chóng lớn bằng cách tiêm hoocmon, cho thêm các chất kích thích để gây sự thèm ăn, chất kháng sinh, thuốc an thần, các loại thức ăn hỗn hợp bằng hóa chất. Tờ Thời Báo Nữu Ước đã báo cáo: “Những cái nguy hiểm tiềm tàng lớn hơn nhiều đối với sức khỏe của người tiêu thụ là những chất làm nhiễm bệnh không trông thấy như vi khuẩn Salmonella, làm thức ăn nhiễm độc và các chất cặn bã do việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu, nitrate, nitrite, hoocmon, kháng sinh và các hóa chất khác. (18 tháng 7 năm 1971). Nhiều trong những loại này đã được phát hiện là những hóa chất gây ung thư và thực tế là có nhiều súc vật, thậm chí bị chết vì những loại dược phẩm ngay trước khi chúng được mang tới lò sát sinh. Các cuộc nghiên cứu đã cho thấy rằng nhiều thứ trong số những hóa chất này, trong thịt và cá, có thể gây ra ung thư và nhiều loại bệnh khác gây dị tật cho đứa bé chưa sinh, gây tác hại lớn cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Vì vậy, các bà mẹ mang thai phải đặc biệt thận trọng vê chế độ ăn của mình để đảm bảo cho sức khỏe, tinh thần và cơ thể cho đứa con sơ sinh của mình.
IV. BỆNH CỦA SÚC VẬT
Một nguy hiểm nữa đối với những người ăn thịt là động vật thường mắc những căn bệnh hoặc không phát hiện ra được hoặc chỉ vì được các người sản xuất thịt hay người kiểm tra thịt làm ngơ.
Vì các trang trại đã phát triển thành các nhà máy súc sản, nhiều con vật không bao giờ nhìn thấy ánh sáng mặt trời, cuộc đời của chúng bị nhốt trong những môi trường chật hẹp mà cuối cùng là nhận lấy một cái chết. Một trường hợp điển hình là những trại nuôi gà cao tầng: Theo một bài báo tờ Chicago Tribune, trứng gà được ấp ở tầng trên cùng và ở đấy gà con được kích thích đưa hóa chất vào và cho ăn thúc. Chúng ăn không biết no, trong những chiếc lồng chật hẹp, không bao giờ được vận động hay thở hít khí trong lành. Khi chúng lớn, Chúng được vận chuyển đi, mỗi một lần xuống thấp một tầng gác. Khi chúng tới tầng trệt, thì chúng bị giết thịt. Cách nuôi mất tự nhiên như vậy không những làm mất sự cân bằng hóa học trong cơ thể của gà và diệt mất những thói quen tự nhiên, mà còn đáng tiếc hơn nữa là thường kích thích sự phát triển của những u ác tính và các bệnh tật khác.
Thường ra nếu một con vật bị ung thư hoặc có một khối u trong một bộ phận nào đó của cơ thể chúng thì phần bị ung thư đó sẽ được cắt bỏ và phần còn lại của cơ thể chúng chứa đầy độc tố và bệnh tật sẽ được bán làm thịt ăn cho con người . Hoặc còn tồi tệ hơn nữa là chính những khối u đó sẽ được nhập vào các loại thịt vụn để làm dồi nóng và được gọi trại ra là “các phần”. Ở ngay tại các bang của nước Mỹ mà ở đó hàng ngày có kiểm tra các súc vật được giết thịt, 25.000 trâu bò mắc bệnh ung thư mắt đã được bán ra làm thịt bò ! Các nhà khoa học, qua thí nghiệm đã phát hiện ra là nếu lấy gan của một con vật bị mắc bệnh cho cá ăn, con cá đó sẽ mắc bệnh ung thư. Một bác sĩ ăn chay nổi tiếng, bác sĩ J.H.kellogg, đã có lần nhận xét khi ông ngồi ăn một bữa cơm chay buổi tối, “Thật tuyệt, được ăn một bữa ăn mà không phải lo là thức ăn của mình có thể là những con vật đã chết về bệnh gì”.
****Không ai biết rõ hơn bản thân các nhà thanh tra thịt là trong số những con vật đã bị giết để lấy thịt có bao nhiêu thứ bệnh. Một lần, có một bà dự một buổi cơm tối đã gọi một đĩa rau để thay cho bữa cơm thường lệ hôm đó. Bên cạnh bà là một người đàn ông chưa từng được gặp. Bà và ông này, người này cứ nhìn vào bữa ăn tối toàn rau của người kia, cho tới khi cuối cùng ông ta hỏi bà: ‘Xin lỗi, bà là người ăn chay?”. Bà trả lời: “Thưa vâng, thế còn ông?”. “Không đâu”. – ông ta trả lời – “Tôi là một người thanh tra thịt”.****
V. BỆNH TIM
Tuy nhiên, có lẽ sự tranh luận duy nhất có tính cưỡng bách nhất đối với chế độ không ăn thịt là mối tương quan không thể phủ nhận được giữa việc ăn thịt và bệnh tim mà đã được chứng minh qua dữ liệu. Bệnh tim rất thường thấy ở các xã hội tiêu thụ nhiều thịt, chẳng hạn như :Hoa Kỳ, Canada, Tây Âu và Úc, nhưng hầu như không nghe thấy nói tới các xã hội có mức độ tiêu thụ thấp.
Điều gì làm cho thịt có hại như vậy đối với hệ thống tuần hoàn? Chất béo của thịt động vật, chẳng hạn như Cholesterol, không phân giải tốt trong cơ thể con người mà lại bắt đầu kết dính vào thành mạch máu của người ăn thịt. Với quá trình tích lũy liên tục, độ rỗng bên trong mạch máu trở nên ngày càng nhỏ dần với năm tháng qua đi, làm cho càng ngày càng ít máu lưu thông qua được. Tình trạng nguy hiểm này được gọi là xơ cứng động mạch, nó đặt một gánh nặng lớn lao lên tim và tim ngày càng khó bơm hơn để chuyển máu qua các động mạch bị tắc nghẽn và bị co thắt. Kết quả là huyết áp cao, đột quỵ và các cơn đau tim xảy ra.( là do ăn nhiều thịt )
Gần đây các nhà khoa học ở trường Đại học Harvard đã tìm ra là huyết áp trung bình của những người ăn chay thấp hơn một cách đáng kể so với huyết áp trung bình của nhóm người không ăn chay.
Ở Mỹ, bệnh tim là loại bệnh giết người số 1: Cứ trong hai người thì một người chết vì bệnh tim hoặc bệnh có liên quan tới mạch máu. Ngày càng có nhiều thầy thuốc (và Hội tim mạch Mỹ) hiện nay đang hạn chế tối đa số lượng thịt mà các bệnh nhân tim mạch có thể ăn hoặc cho họ biết là phải hoàn toàn bỏ ăn thịt. Tờ nhật báo của hội Y khoa Mỹ đã báo cáo vào năm 1961 là “Một chế độ ăn chay có thể phòng ngừa các bệnh tim từ 90 đến 97% (bệnh tắc nghẽn mạch và tắc mạch vành)”.
Các nhà khoa học này công nhận rằng các chế độ ăn chay với thức ăn thô và có sợi thực sự làm hạ mức Cholesterol. Bác sĩ U. D. Resgister, chủ tịch Khoa Dinh Dưỡng ở trường Đại học Loma Linda bang California, mô tả thí nghiệm mà trong đó một chế độ ăn giàu đậu hạt và đậu quả… đã thực sự làm giảm cholesterol ngay cả trong khi các đối tượng đó ăn bơ với số lượng lớn.
VI. SỰ THỐI RỮA.
Ngay khi một con vật bị giết, các chất protein trong cơ thể của nó đông lại và các chất men tự hoại được phóng thích ra (không giống như thực vật thối rữa chậm, có một màng tế bào cứng và một hệ tuần hoàn đơn giản). Chẳng bao lâu sau, các chất bị biến tính gọi là ptomain hình thành. Do những chất ptomain này được phóng thích ra ngay sau khi chết; thịt súc vật, cá và trứng có cùng chung một đặc tính là phân hủy và thối rữa cực nhanh. Bằng vào các lúc : Khi con vật bị giết chết, lúc đưa vào kho lạnh, bị “cũ đi”, chuyển sang cửa hàng bán thịt, được đem về nhà, để dành, nấu nướng rồi ăn, thì người ta có thể hình dung được sự thối rữa của thức ăn buổi tối của mình nằm vào giai đoạn nào.
Thịt chuyển vận rất chậm qua hệ thống tiêu hóa của con người. Thịt cần năm ngày mới đưa ra được ngoài cơ thể (ngược lại, đồ ăn chay chỉ cần một ngày rưỡi); trong thời gian này, những sản phẩm gây bệnh từ thịt thối thường xuyên tiếp xúc với các cơ quan tiêu hóa. Thói quen ăn thịt súc vật trong tình trạng phân hủy, nét đặc thù của nó là gây ra một tình trạng độc hại trong tá tràng, đầu ruột già và sớm làm suy yếu đường ruột.
Thịt sống, luôn luôn ở tình trạng thối rửa, có thể làm nhiễm độc bàn tay người nấu ăn và bất kỳ cái gì nó tiếp xúc. Sau một vụ bộc phát ngộ độc gây ra từ các lò sát sinh, các viên chức y tế công cộng ở nước Anh đã cảnh cáo các bà nội trợ là phải “xử lý thịt sống một cách hợp vệ sinh như thể khi xử lý phân bò”. Thường thì các vi khuẩn gây độc hại không bị tiêu diệt, ngay cả khi đun nấu lên, nhất là khi thịt nấu chưa chín, quay cả con hay quay bằng xiên, đấy là những nguồn nhiễm trùng ai cũng biết.
VII. BỆNH THẬN, BỆNH GÚT, BỆNH VIÊM KHỚP.
Trong số các chất thải đáng chú ý mà người ăn thịt chứa đầy trong cơ thể mình là ure và acid uric (các hợp chất nitrơ). Bíp tết chẳng hạn, chứa khoảng 14g acid uric trong một pound (pound: đơn vị đo lường của Anh bằng 0kg454).
Các cuộc nghiên cứu đã cho thấy rằng thận của những người ăn thịt phải làm một số lượng công việc gấp 3 lần để bài tiết các hợp chất nito độc hại ở thịt so với thận của những người ăn chay. Khi còn trẻ thì người ta thường thường có thể chịu đựng được gánh nặng phụ này, đo đó không thấy có biểu hiện bị thương tổn hay bệnh tật gì, nhưng ở tuổi già, thận bị kiệt sức sớm, không còn có thể làm việc một cách có hiệu quả thì thường dẫn đến bệnh thận.
Khi thận không còn có khả năng xử lý gánh nặng quá sức của chế độ ăn thịt này thì số acid uric không bài tiết được đọng lại trong khớp cơ thể. Ở đó, nó được các cơ hấp thụ, giống như miếng bọt để hút nước và sau đó rắn lại và tạo thành các tinh thể. Khi điều này xảy ra ở các khớp thì dẫn đến các tình trạng đau đớn của bệnh gút, viêm khớp và thấp khớp; khi acid uric đọng lại ở các dây thần kinh thì sinh ra viêm thần kinh và đau thần kinh hông (thần kinh tọa). Ngày nay, nhiều bác sĩ khuyên các bệnh nhân mắc những bệnh này phải tuyệt đối thôi không ăn thịt hoặc giảm số lượng thịt đến mức tối đa.
Vì vậy, tất cả những độc tố tích lũy làm cho thịt trở thành một loại thức ăn không tinh khiết một chút nào. Từ điển bách khoa toàn thư Encyclopedia Brittanica nói: “Các chất thải độc tố kể cả acid uric đều có trong máu và mô của các động vật giết thịt và còn có các vi khuẩn mang vi rút không chỉ do quá trình thối rữa mà còn do bệnh tật của động vật. Hơn nữa thịt còn chứa các loai vaccine đã tiêm vào động vật… Mặc khác, các chất protein có trong trái hồ đào, đậu, hạt, ngũ cốc và các thành phần sữa thì tương đối tinh khiết so sánh với thịt, trong thịt có 56% hàm lượng nước dơ bẩn”.
VIII. BÀI TIẾT KÉM
Việc bài tiết kém là kết quả tự nhiên và là mối kêu ca khổ sở thường thấy của những người ăn thịt. Thịt, có rất ít chất xơ, có một bất lợi chủ yếu: nó chuyển vận rất chậm chạp qua đường tiêu hóa của con người (chậm hơn ngũ cốc và rau tới bốn lần), gây ra táo bón kinh niên, một thứ bệnh thường thấy trong các xã hội ăn thịt. (Thức ăn chỉ cần mất nửa thời gian để đi qua ruột một người Châu Phi với chế độ ăn có nhiều chất sợi so với thời gian thức ăn đi qua một người Mỹ ăn ít chất sợi).
Nhiều cuộc nghiên cứu gần đây đã đi đến kết luận là một kiểu mẫu bài tiết hợp vệ sinh cần nhiều chất sợi, chỉ có thể có được ở một chế độ ăn chay thích hợp. Các loại rau, các loại ngũ cốc nguyên hạt và các loại trái cây, thì ngược lại với thịt, vẫn còn giữ lại được độ ẩm và quyện lại với nhau thành khối và dễ dàng đi qua. Những người ăn chay có nhiều lượng sợi thức ăn thiên nhiên trong chế độ ăn của mình và có nhiều điều lợi nhờ những đặc điểm phòng bệnh của chất này. Theo sự nghiên cứu này, sợi thiên nhiên có thể là một chất quan trọng ngăn chặn bệnh viêm ruột thừa, ung thư tá tràng, bệnh tim và bệnh béo phì.**R
Lời bàn : không ăn cũng chết mà ăn nhiều quá càng mau chết hơn / thịt thì ngon nhưng ung thư thì đau đớn quá / ngày nay chỉ vì lợi nhuận mà con người sẵn sàng làm hại nhau / chúng ta hãy cẩn thận khi ăn uống và nên chú ý đến lời khuyên của các nhà khoa học . Tôi thấy ung thư giai đoạn cuối vừa tốn tiền vừa đau đớn lắm , ngoài ra tinh thần của cả gia đình bị suy sụp , tất cả đều dang dở . Mọi thứ xảy ra ở thân xác thì cũng liên lụy đến linh hồn / mọi người hãy cẩn thận và suy nghĩ xem chúng ta có nên (ăn chay) bớt ăn thịt hay không ? Chúng ta cùng cầu xin ơn Chúa thương trợ giúp ./ YL
trích sách "thức ăn và sức khỏe