Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

Lợi ích sức khỏe của dứa

Tác hại đáng sợ của quả dứa có thể bạn không ngờ tới

Không chỉ có vị ngon, dứa còn mang đến lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là 3 lý do bạn nên thường xuyên ăn dứa, theo Time.

Giàu vitamin C

200 gr dứa cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin C hơn lượng khuyến nghị hàng ngày. Ngoài việc hỗ trợ hệ miễn dịch, vitamin C còn sữa chữa mô, bảo vệ tế bào khỏi lão hóa sớm và phòng tránh ung thư, bệnh tim mạch.

Một nghiên cứu chỉ ra thiếu vitamin C có thể dẫn đến thừa cân. Cùng mức độ luyện tập, người thiếu vitamin C sẽ đốt ít hơn 25% calo so với người hấp thụ đủ.

Chứa enzim bromelin

Trong quả dứa có chứa enzyme bromelin hay bromelain, có thể phân hủy protein thành các axit amin. Chính vì thế quả dứa được tận dụng để ướp thực phẩm cho chóng nhừ. Nghiên cứu còn cho thấy enzyme này của  dứa có khả năng chữa bệnh tim do có thể làm tan máu tụ dẫn đến cơn đau tim. Những người bị cao huyết áp nên ăn dứa để tránh nguy cơ tụ máu dẫn đến tai biến mạch máu não.
Bromelin còn có tác dụng làm giảm sự di căn của ung thư, kết hợp với các biện pháp hóa trị hay xạ trị khác. Chính vì thế, trong công nghiệp dược phẩm, người ta thường chiết xuất bromelin từ vỏ và lõi dứa để đưa vào thành phần thuốc điều trị ung thư

Chứa nhiều mangan

Lượng mangan trong dứa vô cùng dồi dào. Cùng với vitamin C, nó thúc đẩy quá trình hình thành collagen, giúp da săn chắc và hạn chế nếp nhăn. Ngoài ra, mangan còn bảo vệ tế bào da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời nên đặc biệt cần thiết vào mùa hè

Để tận dụng các lợi ích của dứa, bên cạnh việc ăn trực tiếp, bạn có thể nướng dứa hoặc chế biến thành các món sinh tố, smoothie, cocktails.

Lưu ý 

Khi ăn dứa nên thận trọng bởi dứa có thể gây nên chứng ngộ độc hay còn gọi là dị ứng rất nguy hiểm, nhiều trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.

1. Nguyên nhân gây dị ứng, ngộ độc dứa:
Nguyên nhân gây ra dị ứng, ngộ độc dứa là do một loại nấm độc Candida tropicalis thường gặp trên mặt đất ẩm.Loại nấm này phát triển mạnh về mùa hè trùng với mùa dứa chín.
Do cây dứa mọc thấp, quả dứa nằm gần kề mặt đất, thêm nữa vỏ dứa xù xì, mắt ăn sâu vào thân quả nên nầm càng dễ bám.
Trong quá trình thu hái, vận chuyển, quả dứa cũng thường được đổ đống dưới đất, nếu quả nào bị dập, ung, thối, nấm Candida có thể xâm nhập và phát triển bên trong làm một số người ăn phải sẽ mắc bệnh
.
2. Những biểu hiện dị ứng, ngộ độc dứa: Người bị dị ứng, ngộ độc dứa thường có những biểu hiện sau:
+ Nôn mửa.
+ Tiêu chảy.
+ Đau bụng quằn quại.
+ Ngứa ngáy toàn thân.
+ Miệng lưỡi tê dại.
+ Khó thở, nổi mề đay.
+ Gây sốc...

3. Xử lý tại nhà khi bị dị ứng, ngộ độc dứa:
Trong trường hợp bị dị ứng, ngộ độc nhẹ, có thể xử lý tại nhà bằng cách gây nôn cho người bệnh. Dùng tay ngoáy họng cho nôn ra hết chất độc vừa ăn phải.
Sau đó cho người bệnh uống siro ipeca với liều lượng người lớn từ 15-30 ml, trẻ em từ 1-12 tuổi 5ml.
Cần cho uống than hoạt tính để giải trừ hết chất độc của dứa còn sót lại trong cơ thể: Lấy 20 gam pha trong 200 ml nước uống 1 lần. Uống nhắc lại sau 2 giờ với liều lượng 100g ở người lớn, 25-30g ở trẻ em.
Trong trường hợp bị khó thở, suy hô hấp…cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu

4. Cách ăn dứa an toàn:
- Chọn mua dứa tươi và lành lặn, không bị dập nát.
- Gọt bỏ hết vỏ và mắt dứa.
- Nếu ăn dứa trực tiếp (ăn sống) thì cần cắt nhỏ miếng dứa rồi ngâm vào nước muối nhạt chừng 10 phút để loại bỏ nấm độc đồng thời ức chế enzym phân giải protein khiến người ăn không bị rát lưỡi.
- Đối với người có cơ địa mẫn cảm, hay bị dị ứng và trẻ em nên ăn dứa đã xào, nấu vì khi xào nấu dưới tác động của nhiệt khả năng gây dị ứng của dứa không còn nữa.
- Không nên ăn dứa khi đói vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào dạ dày, ruột, gây nôn nao khó chịu.
- Người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa.

  
Theo internet 03/07/2017