Thông
thường mọi người khi ăn củ quả đều gọt vỏ vì lớp vỏ khô cứng, mùi vị
cũng không mấy hấp dẫn so với phần lõi. Tuy nhiên vỏ của một số loại củ
quả giá trị dinh dưỡng rất cao, không kém phần thịt là bao.
Chẳng
hạn như với đậu đen, thì thành phần bổ huyết lại chủ yếu nằm ở vỏ. Nếu
như ăn đậu đen mà bỏ vỏ, thì không khác gì kiếm củi ba năm thiêu trong
một giờ, bỏ lỡ rất nhiều cơ hội tăng cường sức khỏe.
Một
ví dụ dễ gặp hơn: lớp ngoài của hạt gạo tập trung rất nhiều các vitamin
và chất khoáng nhóm A, B, E, sắt, kẽm… thói quen chà xát vo gạo nhiều
lần làm mất lượng sắt, kẽm mất đi trung bình từ 79,9 – 96,5%; các
vitamin nhóm B cũng bị mất đi tới 70 – 95% trong quá trình xay xát và vo
gạo.
Vì vậy “ăn thô” nhưng không “nói tục” thì bạn sẽ khoẻ mạnh hơn người kén ăn là điều chắc chắn!
1. Bí đỏ gọt vỏ, bỏ lỡ khả năng ổn định đường huyết
Phần
lớn mọi người khi ăn bí đỏ thường gọt sạch vỏ vì vỏ bí đỏ khá cứng, mùi
vị không ngon. Thế nhưng khi gọt vỏ, thì bạn đã đang đánh mất đi nhiều
chất xơ của quả bí.
Bí
đỏ là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, nghĩa là làm tăng đường
huyết nhanh, nhiều sau ăn. Nhưng nếu ăn bí đỏ không bỏ vỏ, thì lượng
chất xơ có nhiều trong vỏ bí sẽ làm hạn chế ảnh hưởng bất lợi này.
2. Khoai tây gọt vỏ, bỏ lỡ phần lớn dinh dưỡng
Ăn cả vỏ khoai tây sẽ mang lại giá trị dinh dưỡng cao hơn, có thể nói dinh dưỡng hầu như đều nằm ở vỏ khoai.
Vỏ
khoai tây rất giàu chất xơ giúp bạn chóng no và nhiều kali giúp hạ
huyết áp. Vỏ khoai tây cũng giàu vitamin.
Nghiên cứu cho thấy, hàm lượng
vitamin ở ngay dưới lớp vỏ khoai tây cao hơn phần thịt trong củ đến
80%.
Bạn
cũng cần chú ý chỉ nên ăn vỏ khoai tây đậm màu. Đối với vỏ khoai tây
nảy mầm, hoặc đổi màu xanh thì thậm chí không nên ăn cả củ, vì có thể
gây ngộ độc.
3. Cà chua gọt vỏ, bỏ lỡ cơ hội phòng bệnh ung thư
Trong
vỏ cà chua chứa chất chống ung thư gọi là lycopene, có thể dự phòng ung
thư tiền liệt tuyến, một loại ung thư phổ biến ở nam giới khi về già.
Ngoài
đó ra, lycopene còn là chất chống oxy hóa rất mạnh, gấp 100 lần vitamin
E, giúp phòng chống được các bệnh tim mạch như cao huyết áp, đột quỵ.
4. Lê gọt vỏ, bỏ lỡ cơ hội ổn định dường huyết
So
với phần thịt, vỏ lê chứa nhiều chủng loại và lượng hợp chất phenolic
hơn. Hợp chất phenolic bao gồm các chất chống oxy hóa, chống viêm, và
dưỡng chất chống ung thư.
Ăn lê cả vỏ cũng giúp khống chế đường huyết tốt hơn, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
5. Bí đao gọt vỏ, bỏ lỡ khả năng thanh nhiệt, giải độc
Bí
đao tính mát, vị ngọt đạm, có thể thanh nhiệt hóa đờm, giảm cân, giá
trị dinh dưỡng cũng rất cao. Nhiều người ăn bí đao thường gọt sạch vỏ.
Trên thực tế vỏ bí đao còn giàu dinh dưỡng hơn phần lõi.
Vỏ
bí đao chứa vitamin B1, C, PP và carotene. Theo Đông y vỏ bí đao có tác
dụng thanh nhiệt giải độc, có thể dùng chữa nhọt ngoài da, viêm tiền
liệt tuyến, bỏng, phù. Do đó khi ăn bí đao tốt nhất là nên ăn cả vỏ.
6. Quả nho bỏ vỏ, lỡ tác dụng hạ mỡ máu, chống tắc mạch
Vỏ
nho có chứa nhiều chất resveratrol hơn thịt nho và hạt nho, giúp giảm
mỡ trong máu, chống huyết khối, chống xơ vữa mạch máu, tăng cường hệ
miễn dịch.
Đặc
biệt là chất flavonoids trong vỏ nho tím có công hiệu giảm huyết áp. Vỏ
nho còn chứa nhiều vitamin, sắt… Đã có những nghiên cứu ứng dụng vỏ nho
trong chế biến thực phẩm, dùng để điều trị mỡ máu, tiểu đường.
7. Táo gọt vỏ, bỏ lỡ khả năng chống lão hóa
Bạn
có biết, gần một nửa vitamin C trong quả táo là nằm ở vỏ táo. Nghiên
cứu cũng cho thấy, chất chống oxy hóa trong vỏ táo nhiều hơn thịt táo,
thậm chí còn nhiều hơn so với một số loại trái cây khác.
Đã có nhiều nhà sản xuất lấy vỏ táo để làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng. Vậy cớ gì bạn lại gọt vỏ khi ăn táo?
8. Cà tím gọt vỏ, lỡ tác dụng phòng đột quỵ nhồi máu cơ tim
Vitamin
P có tác dụng tăng cường sự dẻo dai của mạch máu đồng thời giúp hạ mỡ
máu tốt, nhờ đó phòng chống được tăng huyết áp xơ và vữa mạch máu là
những nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Theo secretchina- Đai Hải-daikynguyen-11/5/2017