Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017

Đường huyết thấp và cao ảnh hưởng ra sao lên sức khỏe







Mức đường trong máu (đường huyết- blood sugar) trong cơ thể bình thường phải nằm trong một giải chuẩn định, nếu quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn

1- Đường huyết thấp (Hypoglycemia) xẩy ra khi mức đường huyết  tụt xuống dưới 70 milligram một decilit .Các triệu chứng của đường huyết thấp là run rẩy, đổ mổ hôi,thiếu tập trung và cảm giác đuối sức hoặc choáng váng


Điều gì gây ra đường huyết thấp? Một nguyên nhân thông thường là bỏ các bữa ăn (skipping meals)
Bất cứ ai , chứ không riêng gì người bị bệnh tiểu đưởng, đều có thể  cảm thấy tác động của đường huyết thấp (effects of hypoglycemia).Tuy nhiên, nếu bạn bị bệnh tiểu đường, thì những nguyên nhân khác gây huyết áp thấp bao gồm gia tăng họat động thể lực hoặc uống quá nhiều thuốc trị tiểu đường. Chẳng hạn như bạn có thể bị đường huyết thấp nếu liều lượng thuốc trị tiểu đường bác sĩ kê toa quá mạnh hoặc bạn có thể chích quá nhiều insulin mà lại bỏ bữa ăn

Làm sao có thể ngăn ngừa đường huyết thấp? Bạn không nên bỏ các bữa ăn và nên luôn có sẵn bên mình những đồ ăn nhẹ có nhiều đường (high-sugar snack)

Nếu bạn nghĩ là mình bị tiểu đường thấp thì bạn nên kiểm tra đường huyết. của mình. Nếu mức đường huyết dưới 70 thì bạn cần tiêu thụ ngay 15 gram đường tác dụng nhanh (fast-acting sugar)   bằng cách uống  4 ounce nước ép trái cây hoặc 6 ounce nước soda thường ( không phải là diet soda). Theo truyền thống nhiều người cho rẵng cần phải uống nước cam (orange juice) nhưng thật ra loại nước ép nào cũng được. Bạn cũng có thể dùng các viên glucoz bán tự do tại các tiệm thuốc; mỗi viên glucoz chứa khoàng 4 gram carbohidrat nên bạn cần uống 4 viên.

Một cách khác để xử lý đường huyết thấp là tuân theo qui luật 30/30 của bác sĩ  nội tiết  Joshua Miller, giám đốc đặc trách bệnh tiểu đường tại Trung tâm Stony Brook Medicine, New York. Theo qui luật này bạn cần tiêu thụ 30 gram đường tác dụng nhanh (fast-acting sugar), rồi sau đó kiểm tra mức đường huyết mổi 30 phút để chắc chắn là mức đường huyết tăng dần Bạn phải cẩn thận giữ cho mức đường huyết không tăng vọt quá cao

Nếu bữa ăn kế tiếp của bạn khoảng từ 1 tới 2 giờ sau đó thì bạn hãy ăn một chút snack gồm protein, chất béo và carbohidrat [ như pho-mát với bánh quy (crackers), bơ đậu phụng với bánh quy hoặc các loại hạt (nuts) với yogurt]. Bạn tránh đừng ăn snack có nhiều carbohidrat vì loại snack này không có đủ hiệu lực trong việc hạ giảm đường huyết. Điếu quan trong là bạn phải luôn luôn   có sẵn snack và những nguồn đường tác dụng nhanh  (fast-acting sugar) ở nhà, tại nơi làm việc và trong xe hơi.

Nếu đường huyết thấp chỉ đôi khi mới xẩy ra thì không có gì đáng ngại, nhưng nếu nó xẩy ra thường xuyên thỉ bạn cần cho bác sĩ hay. Theo bác sĩ Miller thì bệnh tiểu đường là một muc tiêu di động (moving target). Ngay cả khi bạn làm đúng mọi thứ để trị bệnh tiểu đường nhưng cơ thể của bạn vẫn có thể đòi hỏi những thay đổi vể thuốc men để tránh những thay đổi mạnh về đường huyết.,

Nếu bạn bị bệnh tiểu đường thì các tác động của đường huyết  thấp nghiêm trọng (severe hypoglycemia) có thể dẩn tới động kinh (seizure) hay ngất xỉu ( fainting). Trong cac trường hợp này thì phải chích một mũi hormon đặc biệt gọi là glucagon cho bệnh nhân

Đôi khi một người mắc bệnh tiểu đường có thể không biết mức đường huyết của mình thường hay xuống thấp ( hypoglycemia unawareness). Điếu này có thể nguy hiểm bởi vì khi đường huyết thấp mà lái xe thì giống như lái xe lúc say rượu. Bác sĩ Gonzalez khuyên các bệnh nhân tiểu đường nên đeo thể nhận diện " bị bệnh tiễu đường" để nhỡ khi hữu sự người ta biết mà cứu.  Ngoài ra muốn chắc chắn thì trước khi lái xe những người này nên kiểm tra đưởng huyết.

2- Đường huyết cao (Hyperglycemia) xẩy ra khi  đường huyết ở trên mức 200mg một decilit.. Đường huyết cao không có kiểm soát (uncontrolled hyperglycemia) đôi khi không có triệu chứng. Vào nhựng lúc khác, các triệu chứng có thể bao gồm khát nước, đi tiểu và đói củng như mệt mỏi. Nếu đường huyết của bạn thưởng xuyên cao-- có nghỉa là bệnh tiểu đường không được kiểm soát--thì bạn có thễ dễ bị các biến chứng của bệnh tiểu đưởng như mù mắt , các vấn đề vể lưu thông máu huyết và suy thận.

Nếu bạn đã được chẩn doán bị bệnh tiểu đưởng thì chắc bạn đả biết những rủi ro của đường huyết cao. Nếu bạn nghĩ mình có đường huyết cao nhưng chưa được chẩn đoán về bệnh tiểu đường  thì bạn nên gặp bác sĩ để đươc kiểm tra và chữa trị nếu cần vì "bệnh tiễu đường lả một tiến trình bệnh suốt đời "

Tuy nhiên các triệu chứng của đường huyết thấp và đường huyết cao có thể tượng tự như nhau, vì vậy làm thử nghiệm đường trong máu luôn luôn là cách tốt nhất để định bệnh này

Nếu bạn trải nghiệm nhiều đợt đường huyết cao trong một thởi gian ngắn thì đó có thể là do bạn đã ăn quá nhiều một thực phẩm không thích hợp nào đó hoặc bạn đã uống thuốc trị tiểu đường không đủ liều lượng. Đây cũng có thể là dấu hiệu bạn thiếu hoat động thể lực. Ngoài ra cảm lạnh hoặc nhiểm khuẩn củng có thể làm tăng đưởng huyết; thề nhưng trong trường hợp này  mức đường huyết sẽ  trở lại bình thường khi bạn khỏi bệnh.

Khi đường huyết tăng cao thỉ bạn hảy uống thêm nước. Bạn củng có thể đi bộ để chống lại  tác động lảm tăng vọt đường huyết của thực phẫm bạn đã ăn. Tuy nhiên theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa kỳ thì nếu đường huyết ở trên mức 240 thì bạn phài kiểm tra xem có ketone trong nước tiểu hay không. Nều trong nước tiểu có ketone thỉ bạn phải ngưng các hoat đông thể lực vỉ nêu không đường huyết sẽ tăng cao hơn nữa. 

Nếu bạn hay bị đường huyết cao nhiều hơn bình thường có thể bạn cần gặp chuyên viên dinh dưỡng để lên kế hoạch ăn uống (meal planning)

How Hypoglycemia and Hyperglycemia Can Hurt Your Health -Vanessa Caceres- May 4,2017