Múi mít có vị ngọt tính bình. Tác dụng bổ tỳ, ích can, lợi sữa… chữa chứng suy nhược, ăn kém phụ nữ sau sinh ít sữa dùng dưới dạng trái chín cây ăn tươi.
Một số nghiên cứu hiện đại đã phát hiện thêm nhiều tính chất quý của mít. Các hoạt chất isoflavone, phytonutrients, lignans và saponin trong mít giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư và nhiều bệnh mạn tính khác.
2. Mít chứa nhiều saponin
Saponin trong mít có thể tấn công các tế bào ung thư, không cho chúng phát triển.
3. Tăng cường hệ miễn dịch
Mít giàu vitamin C và đường tự nhiên, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Nó chứa polysaccharides, cải thiện chức năng của các tế bào thực bào, tốt cho hệ miễn dịch, điều hòa chức năng tiêu hóa. Vì vậy ăn mít có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
4. Chống ung thư nội mạc tử cung
Trong mít chứa nhiều hàm lượng lignans và isoflavone, là hai loại hợp chất chống lại ung thư nội mạc tử cung. Những người ăn mít thường xuyên có thể giảm được nguy cơ ung thư.
5. Nhanh chóng ‘dập tắt’ cơn đói
Mít chín chứa nhiều đường tự nhiên, các vitamin A, C, folate và nhiều chất khoáng như kali, kẽm, magie, sắt, canxi… rất hữu ích cho cơ thể. Chỉ một vài múi mít, cơn đói sẽ nhanh chóng dập tắt được cơn đói. Đồng thời mít chứa nhiều chất xơ, do đó bạn không phải lo sẽ bị tăng cân vì ăn mít.
Lá mít làm thuốc lợi sữa tăng tiết sữa cho trâu bò dê lợn, và người. Gỗ mít làm thuốc an thần, chữa cao huyết áp, dùng sắc nước uống… Hạt mít khí bình vị ngọt bình hơi chua, không độc, công dụng bổ trung ích khí, làm cho người lâu đói, bằng cách luộc hoặc nấu ăn cũng ngon, không nên ăn nhiều dễ đầy bụng, đầy hơi. Hạt mít có thể rang, sấy khô và nghiền thành bột.
Một số tài liệu gần đây còn cho rằng mủ mít có tính kháng sinh đối với một số vi trùng và ngăn cản phát triển của HIV/AIDS
.
Minh Thành -daikynguyen 19-5-2017