Theo Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) số ngưởi bị bệnh tiểu đường ước lượng là 422 triệu
trên toàn cầu, và trong khoảng thời gian từ 1980 tới 2014 số người bị bệnh này
tăng gần gấp đôi. Tuy bệnh này rất phổ biến, nhưng vẫn có một số hiểu lầm cần
giải tỏa
1. Bệnh
tiểu đường chỉ là một rối loạn tuyến tụy
Bệnh tiểu
đường có ảnh hưởng lên tuyến tụy (pancreas), thế nhưng bạn đừng nên nghĩ vì thế
mà bệnh này chỉ ảnh hưởng lên cơ thể từ cổ trở xuống mà thôi.
Nếu nghĩ như vậy
thì bạn sẽ bỏ qua ảnh hưởng tâm lý ( psychological impact) của bệnh này. Và ảnh
hưởng này không phải là nhỏ. Do vấn đề phải điều chỉnh cuộc sống theo căn bệnh
lâu dài này nên những người bị bệnh tiểu đường có nhiều khả năng bị trầm cảm
(depression). Thậm chí có một dạng trầm cảm liên quan với bệnh tiều đường gọi
là " tai họa vì tiểu đường" (diabetes distress) xẩy ra khi một người phải
"vật lộn" với việc quản lý bệnh này.
Bệnh tiểu
đường cũng ảnh hưởng lên khả năng tâm thần (mental abilities). Nghiên cứu gợi ý
là bệnh này có thễ ảnh hưởng lên khả năng suy nghĩ rõ ràng, tập trung và nhớ
lại các kỷ niệm
Bệnh tiểu
đường còn ảnh hưởng lên cả các tiến trỉnh khác của não, như làm sao chúng ta
cân nhắc các sự lựa chọn thực phẫm (weigh up food choices)
Các nhà
khảo cứu cũng đang tìm hiểu xem làm sao các hormon, như insulin, dường như có
thể điều chỉnh các sự lựa chọn thực phẩm.Các tác dụng đặc thù này của não---
bên trong một hệ thống gọi là " hệ dopamine não giữa (midbrain dopamine
system) --- có tiềm năng giúp giải thích tại sao một số bệnh nhân tiểu đường lại
có khó khăn tuân theo các chỉ dẫn về sức khỏe dù là các chỉ dẫn nàyđược nhắc đi
nhắc lại nhiều lần
2. Chỉ
có những người quá mập hoặc mập phì mới bị bệnh tiểu đường
Có một sự
liên hệ mật thiết giữa bệnh tiểu đường loại 2 với bệnh mập phì (obesity), nhưng
điều này không có nghĩa là tất cả những người bị tiểu đường đều quá mập
(overweight) hoặc mập phì (obese), mà cũng không phải bất cứ ai quá mập hay mập
phì đều mắc bệnh tiểu đường
BMI (body mass index) = chỉ số khối lượng cơ thể
Rủi ro bị bệnh tiểu đường loại 2 cũa những người
mập phì cao gấp 5 lần so với những ngưởi có cân nặng bình thường. Tuy nhiên vẫn
còn phải nghiên cứu thêm nhiều để có thể hiểu rõ về sự liên hệ giữa bệnh
tiểu đường và bệnh mập phì cũng như về
cơ chế sinh học của sự liên hệ này
Bệnh tiểu đường loại 1 không có liện hệ với bệnh mập phì,
và được coi như là một rối loạn tự miễn nhiễm (autoimmune disorder) tức là
chính hệ miễn nhiễm của cơ thể tấn công các tế bào tuyến tụy sản xuất ra
insulin. Sự tấn công này rất thành công , nên những ngưởi bị tiểu đường loại 1
không bao giờ có khả năng sản xuất insulin. Có một
số bằng chứng cho thấy là bệnh tiểu đường loai 1 là do di truyền, nhưng không
phài tất cà những người có gen gây rủi ro bị tiểu đường đều mắc bệnh này. Ngoài
ra cũng có một số bằng chứng cho thấy là bệnh tiểu đường loại 1 do vi-rút gây
ra.
3. Người
bị tiểu đưởng phài chích insulin thường xuyên
Bệnh tiểu
đường loai 1 không đòi hỏi liệu pháp insulin (insulin therapy), nhưng người bị bệnh
này có thễ nhận insulin qua các bơm insulin (insulin pumps). Các thiết bị này
giảm bớt nhu cầu phải chích insulin thường xuyên. Insulin vẫn được cung cấp qua
kim chích, kim này được gắn vào một cái ống và sau đó vào cái bơm insulin.
Phượng pháp này có nhiều lợi điểm: Thứ nhất là kín đáo hơn và tránh cho ngưởi bệnh bị lúng túng khi phải
chích insulin nơi công cộng. Thứ hai là giảm được nhu cầu phải tìm kiếm những
vị trí chích insulin khác nhau
Đối với
bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tiểu đường do thai nghén ( gestational diabetes)
thì có nhiều lưa chọn trị liệu khác nhau. Các loại bệnh tiểu đường này có thể được
chữa trị bẳng cách thay đổi nếp sống hoặc nếu ở giai đoan đầu có thể được xử ly
hữu hiệu bằng thuốc như thuốc metformin.
Khi người
bị tiểu đường già đi hoặc khi thai nhi đã lớn thì có thể bệnh nhân phải dùng tới
insulin hoặc một phối hợp nhiều loại thuốc trị tiểu đường khác nhau. Những bệnh
nhân nào có khó khăn trong việc quản lý
bệnh tiểu đường cũng có thể phải được kê toa thuốc đặc biệt như bromociptine nhắm tác động lên vùng não giúp
cho sự điều chỉnh chuyển hóa trong cơ thể (body's metabolism)
4. Bệnh
tiểu đường dễ quản lý
Có một số bằng
chứng cho thấy chế độ ăn uống ít calori có thể đưa mức glucoz-huyết lúc đói (
fasting) trở về mức bình thường trong trường hợp bệnh tiểu đường loại 2; điều
này đã gợi ý là đây có thể là một cách để
chữa khỏi bệnh tiểu đưởng. Tuy nhiên không có bẳng chứng nào cho thấy là bệnh
sẽ khỏi vĩnh viễn và hầu hết bác sĩ đều đồng ý lả một khi người nào đã bị bệnh
tiểu đưởng ( ngoai trử bệnh tiểu đưởng do thai nghén) thỉ phải mang bệnh ấy
suốt đời
Các biến
chứng nghiêm trọng dài hạn cũa bệnh tiểu đường là cắt cụt chân tay (limb
amputation), mất thị lực và bệnh tim mạch. Vỉ vậy bệnh nhân tiểu đường cần phãi
theo dõi sức khỏe đinh kỳ . Nói tóm lại một số biến chứng cũa bệnh tiểu dưởng
có thể gây nguy hại tới tính mạng
Bệnh tiểu
đường là một bệnh ẩn (hidden disease) và đối với nhiều người chác chắn không dễ
quản lý. Chỉ dẫn và giáo dục về nếp sống lành mạnh không có đủ giúp ích cho mọi người, vì nhiều bệnh nhân không thể quản lý
đươc bệnh tiểu đường của mình. Mức đường huyết bị ãnh hưởng bởi nhiều yếu tố :
dinh dưỡng, hoat động, chu trình giấc
ngủ, bệnh tật , stress và các tác dụng khác của hormon. Vỉ vậy các dấu hiệu và
triệu chứng cũa bệnh tiểu đưởng hiếm khi ổn định
Đối với
phẩn động dân chúng, bệnh tiểu đường là một bệnh phải gánh chịu suốt đờii nếu
chẳng may mắc phải. Đây là một bệnh không lường trước được và đôi khi rất nguy
hiểm. Nhiều người mắc bệnh tiểu đường cho biết phải trải nghiệm nhiều phiền
toái gây ra bởi bệnh này. Thâm chí một số có những hiểu lẩm hoặc thành kiến vể
bệnh này. Do đó điều quan trọng là chúng ta phải nâng cao nhận thức thực tế vể đời
sống khi mắc bệnh này phòng khi hữu sự
Four myths
about diabetes debunked- Claire Rostron- May 8, 2017