Thứ Ba, 9 tháng 1, 2024

Sống tự tại ở tuổi trung niên

 

Có câu nói rằng đời người 20 tuổi sống thanh xuân, 30 tuổi sống ý vị, 40 tuổi sống trí tuệ, 50 tuổi sống thản nhiên tự tại, 60 tuổi sống nhẹ nhàng, 70 tuổi trở thành báu vật vô giá… Con người khi bước vào tuổi trung niên là bước vào một giai đoạn mới, vậy để sống thản nhiên tự tại ở tuổi này, hành trang cần có là những gì?

Dưới đây là 7 điều một người khi bước vào tuổi trung niên cần thấu tỏ để cuộc sống bình an, nhẹ nhàng và tự tại.

1. Có một loại trí tuệ gọi là buông tâm

Chúng ta cần hiểu rằng, trong cuộc sống có một số sự tình cần phải buông tâm đi. Tâm lượng của trái tim mỗi người đều là có chỗ giới hạn, không thể mãi canh cánh trong lòng. Cần phải buông, cần phải cởi trói trái tim mình. Những hư vinh, tranh danh đoạt lợi, những oán hận trong lòng chỉ khiến người ta sống mệt mỏi, sao còn không buông bỏ mà mãi ôm giữ?

Sau tuổi trung niên, chúng ta cần phải buông gánh nặng, chạy về phía mới của sinh mệnh, buông quá khứ, mở ra một cuộc sống mới! Người hiểu được buông, ấy là người trí tuệ.

2. Có một loại tâm thái gọi là lạc quan
Đời người không thể lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Người ta, ai cũng sẽ luôn phải đối mặt với những khó khăn, thất bại và phiền não xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Khi đối mặt với thất bại, nếu một người có thể giữ được tinh thần lạc quan, tự tin và rộng mở, thì người ấy sẽ có thể chuyển bình thường thành giàu có, khó khăn thành thoải mái, và thậm chí có thể chuyển sự đau khổ trở thành những trải nghiệm tốt đẹp và quý giá cho bản thân.

Lạc quan vui vẻ là một loại tài sản vô hình. Đời người có lẽ điều khó khăn nhất là có được loại tâm thái tốt đẹp này.  Đặc biệt là giữ được một loại tâm thái lạc quan trong nghịch cảnh. Một người có thể giảm bớt u sầu, sẵn sàng làm việc, bình thản nhiều hơn một chút, ôn hòa nhiều hơn một chút thì cuộc sống của người ắt sẽ có ánh nắng mặt trời chiếu rọi.

Sau tuổi trung niên, người ta thường thiên về cuộc sống nội tâm, đã hiểu thấu nhiều điều trong đời, cho nên chỉ có mỉm cười trong thời điểm này là tốt nhất.

3. Có một loại thiện đãi gọi là tôn trọng
Chúng ta vĩnh viễn không cách nào làm thay được cho con cái, cũng không thể ở bên cạnh chăm sóc chúng cả đời. Vậy nên, cần phải biết tôn trọng tự do của con cái. Cổ nhân nói, con cháu đều có phúc phận của con cháu. Hơn nữa, chúng cũng có con đường nhân sinh của riêng mình. Có những sự tình chúng ta miễn cưỡng cũng không thể thay đổi được.

Việc gì cũng ôm làm, chẳng những mệt mỏi cho chính bản thân mình mà đôi khi còn là gây hại cho con cháu. Sau tuổi trung niên, biết tôn trọng tự do của con, thì đối với con là một loại tín nhiệm, còn đối với chính mình là một loại thiện đãi.

4. Có một loại biểu đạt gọi là lên tiếng
Cuộc sống tràn ngập những hỉ nộ ái ố ai lạc, khi thích hợp với loại cảm xúc nào thì đừng cố kìm nén, mà hãy tự nhiên và bình thản mà lên tiếng. Biết lên tiếng đúng cách, đối với thể xác và tinh thần là một loại gột rửa, là một lần linh hồn tự do biểu hiện ra.

Một nụ cười có thể khiến cho tâm tình con người ta vui sướng, những buồn giận sẽ biến mất, đó chính là triết lý: “Cười giải ngàn nỗi lo”.

5. Có một loại khoái hoạt gọi là phóng khoáng

Một người muốn có được tâm trạng vui vẻ thì cần phải phóng khoáng, tâm lượng phải rộng mở. Đối với chuyện của con cháu thì ít quản mới tốt, yên tâm hưởng niềm vui thú của lứa tuổi mình, như vậy mới có thể kéo dài tuổi thọ.

Đương nhiên, phóng khoáng không có nghĩa là phóng túng, mà là đem thể xác và tinh thần điều chỉnh đến cảnh giới “yên tĩnh khoái hoạt”.

6. Có một loại xử thế gọi là chấp nhận

Có nhiều thứ đã mất đi rồi thì cũng đừng nên chấp nhất, mà hãy coi như thành phẩm đó không thuộc về mình. Hơn nữa hãy tin rằng, cái gì của mình thì cuối cùng sẽ quay về với mình.

Có câu nói rằng: “Nếu như bạn vì đánh mất Mặt trời và Mặt trăng mà khóc lóc nỉ non, thì bạn cũng sẽ đánh mất cả những vì sao.” Vậy nên, sau tuổi trung niên, chúng ta cần phải biết chấp nhận, có như vậy chúng ta mới không để lỡ mất những điều tốt đẹp.

7. Có một loại tự tại gọi là yên tâm
Tục ngữ có câu: “Không làm việc trái lương tâm thì nửa đêm không sợ quỷ gõ cửa”. “Nhân quả báo ứng” là Thiên lý, một điểm cũng không sai. Người hiểu rõ đạo lý này sẽ có thể thấy rõ được thiên cơ, cũng có thể trở thành một bậc trí giả thực sự. Người lương thiện là người phù hợp với đạo lý này nên sống an tâm với cuộc đời.

Trong cuộc sống, đối đãi với tất cả mọi việc đều tận tâm thì ắt sẽ có thể tiêu diêu tự tại. Đi qua nhân sinh mưa gió vài thập niên, trải qua cay đắng ngọt bùi chốn nhân gian, có thể thành khẩn thẳng thắn, không làm chuyện trái với lương tâm, không hổ thẹn với tâm mình, không vì tranh danh đoạt lợi mà gây thù chuốc oán thì nhất định sẽ trở thành một lão niên hạnh phúc, an bình.


Theo Vision Times - An Hòa biên tập/trithucvn